Những đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 66 - 76)

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sau hơn 42 năm hình thành và phát triển gắn liền với những đổi thay của đất nước. Biết bao thế hệ người lao động Dầu khí đã chung tay xây dựng nên ngôi nhà dầu khí ngày hôm nay, trải qua những thành công và thất bại bằng sự bền bỉ, sáng tạo và cả nhọc nhằn của những bàn tay, khối óc, của những giọt mồ hôi và nước mắt. Cốt cách và bản

sắc riêng biệt của người lao động Dầu khí được kết tinh cùng năm tháng đã tạo nên truyền thống cao đẹp của những người đi tìm lửa với nét văn hóa riêng biệt. Ngọn lửa Dầu khí được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác tạo nên bản sắc của văn hoá Dầu khí, là giá trị quý giá luôn trân trọng, gìn giữ và phát triển.

Cụ thể, trong ba năm gần đây, Tập đoàn đã tổ chức thực hiện và có được kết quả như sau:

Sau khi thực hiện phương án đánh giá 26 phòng ban đơn vị và 640 cá nhân Tập đoàn về việc thực hiện văn hoá ứng xử tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong các năm 2014 - 2016. Phòng thi đua khen thưởng đã có bảng tổng hợp kết quả sau:

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả thi đua của Tập thể từ năm 2014 - 2016

Nội dung đánh giá 2014 2015 2016

Giải thưởng Văn hóa cốt lõi PetroVietnam 26/26 26/26 26/26 Giải thưởng Văn hóa đạo đức người PetroVietnam 24/26 24/26 24/26 Giải thưởng Văn hóa tinh thần PetroVietnam 20/26 20/26 20/26 Giải thưởng Văn hóa ứng xử PetroVietnam 21/26 21/26 21/26

Nguồn: báo cáo của Văn phòng về đánh giá việc thực hiện quy chế văn hoá ứng xử của Tập đoàn hàng năm

Bảng 2.9: Bảng tổng hợp kết quả thi đua của cá nhân từ năm 2014 - 2016

Nội dung đánh giá 2014 2015 2016

Giải thưởng Văn hóa cốt lõi PetroVietnam 560/640 580/640 600/640 Giải thưởng Văn hóa đạo đức người PetroVietnam 560/640 580/640 600/640 Giải thưởng Văn hóa tinh thần PetroVietnam 400/640 483/640 612/640 Giải thưởng Văn hóa ứng xử PetroVietnam 500/640 518/640 488/640

Nguồn: báo cáo của Văn phòng về đánh giá việc thực hiện quy chế văn hoá ứng xử của Tập đoàn hàng năm

quan và chi tiết nhất khi ta nhìn cụ thể vào từng mỗi quan hệ diễn ra hàng ngày tại PVN

2.3.1.1. Giữa lãnh đạo với nhân viên

Đại đa số lãnh đạo PVN là những người tương đối lớn tuổi và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí. Nhân viên ở Tập đoàn không những kính trọng họ về độ tuổi mà còn khâm phục bỏi hiểu biết về ngành nghề họ đang cống hiến.

Phần lớn các lãnh đạo tại PVN được đào tạo chuyên nghiệp tại các tổ chức ở nước ngoài như Đại học Bacu hay các trường đại học chuyên về ngành Dầu khí trên thế giới. Chính những năm tháng được đào tạo khắt khe trong môi trường chuyên nghiệp với tính chuyên trách cao đã tạo cho họ một nề nếp làm việc khoa học, có kế hoạch và phong cách làm việc ấy vẫn luôn được các nhân viên trong Tập đoàn hưởng ứng và học tập.

Những điều ngắn gọn tưởng chừng như đơn giản nhưng trong đó bao gồm thật nhiều mong muốn và những giá trị cốt lõi sâu sắc của những người đứng đầu dành cho các thành viên của PVN. Người lãnh đạo luôn mong muốn nhân viên làm tốt công việc chuyên môn của mình nhưng làm tốt thôi chưa đủ, mỗi người phải thực sự “ đa năng ”, việc gì cũng phải biết, phải giỏi. Mỗi bộ phận trong Tập đoàn đều có nhiệm vụ riêng nhưng luôn hỗ trợ các bộ phận khác để cùng làm việc hiệu quả. Năng lực điều hành công việc của người lãnh đạo thể hiện ở chỗ đã biết sắp xếp và phân công công việc hợp lý, tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát huy khả năng của mình và rèn luyện tính chủ động trong công việc cho nhân viên nhưng đồng thời cũng là một áp lực lớn đòi hỏi năng lực thích nghi cao của tất cả mọi người.

Ban lãnh đạo quan niệm cả Tập đoàn là một “Gia đình lớn” nhưng với điều kiện nhân viên phải học việc và làm việc thật tốt, chấp hành mọi nội quy, điều lệ của Tập đoàn. Có những nhân viên giỏi của Tập đoàn muốn tìm đến

một nơi làm việc khác… Có thể nếu là người lãnh đạo bình thường khác sẽ tìm cách giữ chân họ lại bằng tiền lương cao, chức vụ và những ràng buộc vì họ cần thiết cho tổ chức mình, nhưng quan điểm của lãnh đạo PVN là “giữ những người muốn ở lại chứ không ai giữ người muốn ra đi ” Lãng đạo PVN luôn tạo điều kiện cho nhân viên phát huy khả năng của mình, thử sức mình ở những vị trí khác và hoàn cảnh khác để họ hoàn thiện năng lực hơn nữa. Trong ứng xử với nhân viên cấp dưới, lãnh đạo Tập đoàn luôn chú ý lắng nghe ý kiến của nhân viên nhưng là sự lắng nghe có chọn lọc. Lắng nghe từ nhiều phía và luôn sáng suốt trong việc nhận xét đánh giá nhân viên. Khi trong nội bộ nhân viên xảy ra mâu thuẫn Ban lãnh đạo là người âm thầm tạo cơ hội để họ hiểu nhau, xem đâu là đúng, đâu là sai chứ không đứng ra giải thích, phân trần để tạo động lực cho nhân viên tiếp tục cố gắng để chứng tỏ bản thân chứ không phải chê để chứng tỏ tôi là giỏi nhất.

Ngoài ra, để phát huy tính dân chủ trong toàn Tập đoàn, lãnh đạo chủ trương tổ chức các cuộc họp giao ban vào sáng thứ 2 hàng tuần để đề ra kế hoạt làm việc trong tuần tới và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban. Trong cuộc họp này mọi sự biểu dương và rút kinh nghiệm được công khai trước tập thể, nhân viên có khiếu nại gì cũng sẽ được giải quyết và ghi lại thành biên bản.

Tóm lại, mỗi một người lãnh đạo đều có một cách làm khác nhau trong quản lý, đào tạo và ứng xử với nhân viên. Từ cách chào hỏi, từ việc nói cho nhân viên nghe hay lắng nghe nhân viên nói đều được các cấp lãnh đạo chú trọng, ứng xử đúng mực, phù hợp với môi trường giao tiếp. Các cấp lãnh đạo PVN đại đa số là người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong mọi hoạt động của Tập đoàn, đặc biệt, văn hoá ứng xử của lãnh đạo với nhân viên đã góp phần tạo nên tinh thần doanh nghiệp, sự thống nhất, tập trung, đoàn kết yêu thương cho tất cả mọi thành viên.

2.3.1.2. Cấp dưới đối với nhà lãnh đạo

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị lớn có đội ngũ nhân sự đông, gồm 640 nhân viên trong đó tuổi đời trung bình là 37 tuổi và đều có trình độ đại học trở lên. Sức mạnh về kinh nghiệm cũng như sự từng trải trong công việc đã khiến cho các nhân viên Tập đoàn cũng có những phong cách làm việc rất năng động, thẳng thắn và quyết đoán. Trong cách ứng xử với lãnh đạo của Tập đoàn họ luôn cố gắng hết sức để thể hiện vai trò, khả năng của mình. Điều đó thể hiện rõ nét khi họ được giao việc ngoài giới hạn công việc được giao họ luôn tìm hiểu thêm để hoàn thiện hiểu biết và giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo.

Văn hoá ứng xử của cấp dưới với cấp trên, thể hiện thông qua việc nhân viên đề xuất ý tưởng với lãnh đạo, nhân viên thỉnh thị xin ý kiến và khi lãnh đạo giao việc cho nhân viên. Đối với việc thỉnh thị ý kiến của cấp dưới với cấp trên, nhân viên trong tập đoàn luôn có thái độ, văn hoá ứng xử văn minh, nói đúng, đề xuất ý tưởng cho lãnh đạo với thái độ tích cực, không bóp méo thông tin. Đặc biệt luôn cầu thị, chủ động trong việc đề xuất ý tưởng; khả năng đề xuất ý tưởng và trình bày mạch lạc, rõ ràng, chú ý lắng nghe. Cụ thể khi tác giả đặt câu hỏi với 6 lãnh đạo, quản lý trong đó có 03 lãnh đạo cấp trung và 03 lãnh đạo cấp cơ sở, câu hỏi: Khi nhân viên thỉnh thị, xin ý của lãnh đạo, nhân viên có giao tiếp ứng xử tốt không? Cả 06 lãnh đạo đều cho rằng nhân viên khi đề xuất với lãnh đạo đều có thái độ giao tiếp, ứng xử đúng mực, không sai phạm so với các quy định của Tập đoàn.

Tập đoàn dầu khí là một ngành chuyên môn phức tạp luôn luôn đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong nghiệp vụ và sự nâng cấp thường xuyên các kiến thức chuyên môn. Nhân viên của Tập đoàn có thực sự làm được những việc đó hay không? Câu trả lời nằm trong tính hiệu quả của những công việc họ làm hàng ngày, trong các giờ sinh hoạt chung của Tập đoàn và những buổi họp đột xuất. Lúc này, văn hoá ứng xử của nhân viên thị trường thể hiện rõ nhất trong

việc chuẩn bị kỹ lưỡng các sơ đồ, bảng biểu và các thông tin liên quan để báo cáo với Lãnh đạo. Có những khi ban lãnh đạo Tập đoàn còn đề ra những câu hỏi để kiểm tra nghiệp vụ mà nhân viên đang nắm bắt. Các nhân viên, họ luôn không ngần ngại thể hiện sự hiểu biết của mình trước lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp bởi đây cũng là một cơ hội để học hỏi và đóng góp ý kiến cho nhau và quan trọng nhất là cơ hội để trải nghiệm.

Khi có ý tưởng mới họ luôn mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình với điều hành, giám đốc và chứng minh cho ý tưởng của mình bằng những kinh nghiệm, kiến thức. Ban lãnh đạo rất ủng hộ việc làm này vì chỉ có như vậy nhân viên của mình mới phát huy được sự độc lập và sáng tạo trong làm việc. Chưa vội phán xét ý kiến, quan điểm đó là đúng hay sai, cái quan trọng là họ đã dám đưa ra ý kiến của mình. Sau đó ban lãnh đạo cùng các anh chị đồng nghiệp khác sẽ đóng góp cho ý tưởng của họ để hoàn thiện hơn. Song cách làm phổ biến ở Tập đoàn là sự trao đổi trực tiếp và thẳng thắn giữa hai phía, không có hiện tượng to nhỏ sau lưng nhà lãnh đạo hay chính là sự tôn trọng của nhân viên đối với cấp trên của mình.

Trải qua hơn bốn mươi năm hoạt động, đã có không ít những lúc Tập đoàn gặp phải khó khăn, đứng trước nguy cơ đổ vỡ nhất là trong giai đoạn hiện nay. Ngành dầu khí đang trở lên hết sức nóng và điêu đứng do giá dầu giảm sâu và một vài những vấn đề tiêu cực trong tham nhũng. Nhưng quan trọng là trong những lúc khó khăn như thế, có những người ra đi vì gánh nặng kinh tế đối với bản thân họ, nhưng cũng có những người đã ở lại, sát cánh cùng ban lãnh đạo Tập đoàn để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất. Thực tế Tập đoàn chính là chỗ dựa về mặt kinh tế cho tất cả các thành viên nhưng tiền bạc không phải là tất cả bởi ở nơi đó vẫn có những con người sống và làm việc ân tình, có trước có sau, yêu người và yêu ngành nghề mình theo đuổi đúng theo định hướng Tập đoàn là một gia đình của người lãnh đạo.

Những nhà lãnh đạo thành công đều là những người trao quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới quản lý được cấp trên, tạo sự thấu hiểu giữa hai bên. Để đạt được điều này, ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo. Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng của mình với nhà lãnh đạo. Sự cố gắng đó không phải chỉ cho doanh nghiệp, cho ông chủ của mình, mà trước hết là cho chính bản thân mình. Khi thể hiện được vai trò của mình, mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình lên. Tập đoàn sẽ gắn kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung của doanh nghiệp. Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của nhà lãnh đạo: Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, mà mỗi nhân viên hãy trở thành những người hỗ trợ, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên của mình. Hãy đưa ra ý tưởng và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởng của mình. Tất nhiên để làm được điều đó, nhân viên phải hiểu được nhà lãnh đạo mong muốn điều gì.

2.3.1.3. Giữa nhân viên với nhân viên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 640 nhân sự là một tổ chức tương đối lớn mạnh. Quan trọng nhất là họ rất đoàn kết coi nhau như anh em một nhà. Khẩu hiệu “Đoàn kết là sức mạnh của Tập đoàn” đã được các anh chị em nhân viên thấu hiểu sâu sắc. Những thế hệ đi trước lớn tuổi hơn và nhiều kinh nghiệm trong công việc sẽ chia sẻ và hướng dẫn chỉ bảo cho những tầng lớp kế cận. Vì mục đích làm việc tốt hơn hàng tháng nhân viên Tập đoàn luôn có những buổi “sinh hoạt chuyên môn”. Trong những lần sinh hoạt này, mỗi người phải chuẩn bị cho mình một bản báo cáo những việc gì đã làm được và chưa làm được, đặt ra mục tiêu cụ thể cho công việc tháng tới. Đây cũng là

lúc những tình huống khó xử trong khi làm việc và sẽ được đưa ra để cùng nhau tìm cách giải quyết tối ưu nhất. Bên cạnh đó họ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện trong công việc cũng như đời sống để giải tỏa sau những giờ làm việc căng thẳng. Vì vậy văn hoá ứng xử đặc trưng giữa các thành viên trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là văn hoá chia sẻ: Chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những thành công, thất bại để cùng nhau tiến bộ.

2.3.1.4. Thái độ, phong cách làm việc, cách giải quyết công việc

Thái độ ứng xử với công việc được thể hiện bằng tinh thần trách nhiệm với công việc. Hãy nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn, đảm bảo điều sai lầm sẽ không xảy ra nữa thực hiện công việc được giao đúng kế hoạch, tiến độ, với sự sáng tạo và nỗ lực cao nhất, để đạt được kết quả cao nhất. Song người lao động cũng không nên dừng lại ở công việc được giao, mà hãy luôn tìm tòi, phát hiện khả năng của mình ở những lĩnh vực mới. Thái độ tôn trọng với công việc được thể hiện ở mọi khía cạnh: tôn trọng giờ giấc làm việc, không lãng phí thời gian làm việc tại công ty vào những việc riêng cá nhân, hay thực hiện đúng những quy định làm việc của công ty. Hay nói cách khác thái độ, phong cách làm việc của nhà lãnh đạo cũng như người lao động đòi hỏi một tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc , có ý thức kỷ luật tốt.

Phong cách chuyên nghiệp thể hiện làm việc đúng giờ, ý thức tự giác trong công việc; nhiệt huyết với công việc, chủ động hoàn thành công việc được giao bằng khả năng của mình sao cho hiệu quả, tránh tư tưởng làm cho có, cho xong, đùng đẩy công việc cho người khác, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và giảm giá trị công việc của mỗi một cá nhân.

Trong điều kiện môi trường làm việc hiện đại và ngày một chuyên nghiệp như hiện nay, các cá nhân không chỉ cần nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng để tự hình

thành cho mình những thói quen, cung cách ứng xử văn minh, lịch sự để từng bước xây dựng giá trị bản thân.

Chính vì vậy, việc xây dựng văn hoá ứng xử tại cơ quan, tổ chức trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)