vẫn còn nhiều hạn chế như:
Thứ nhất, văn hoá ứng xử của cán bộ, nhân viên làm việc tại tập đoàn dầu khí còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế.
Những hạn chế đó như thực thi công việc chưa đúng với pháp luật quy định, phương pháp làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp; thái độ ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp có đôi lúc còn chưa tôn trọng và lịch sự với nhau. Đặc biệt, trong các cuộc họp việc ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới hoặc đôi khi giữa cấp dưới với cấp trên chưa có thái độ tôn trọng và lịch sự. Một số cán bộ công nhân viên chưa chú trọng đến văn hóa ứng xử. Trong quan hệ đồng nghiệp còn xảy ra tình trạng ganh ghét, nói xấu, hạ uy tín của nhau, bằng mặt mà không bằng lòng.
Do nhân sự Tập đoàn tương đối đông, bằng sự quan sát của bản thân tác giả nhận thấy việc hình thành các nhóm sinh hoạt phòng ban riêng là không thể tránh khỏi, do không gian làm việc của Tập đoàn là những phòng ban tách biệt, tại các tầng khác nhau vì vậy các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên luôn hoạt động rất nhiệt huyết nhằm kết nối những người lao động trong tập đoàn với nhau,
Mỗi cơ quan tổ chức nào cũng có thể gặp sóng gió, có lúc thăng lúc trầm, có thể phát triển huy hoàng hoặc thất bại, duy chỉ có văn hoá là còn mãi. Văn hoá ứng xử giữa những người đồng nghiệp trong Tập đoàn Dầu khí đã đem lại một phần không nhỏ đóng góp cho sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn, ai đã đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chắc chắn sẽ cảm nhận được.
Đặc biệt nhìn bề nổi thì có thể nói đã thực hiện tương đối đúng quy định với quy chế nhưng còn ở chiều sâu, giá trị, niềm tin thì vẫn còn có nhiều điểm chưa được, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay như vẫn để xảy ra những “sai phạm” thất thoát vốn làm ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn.
Thứ hai, văn hoá ứng xử với công việc, thái độ làm việc của cán bộ lãnh đạo còn có một số hạn chế, đặc biệt lời nói không đi đôi với việc làm. Nói tốt nhưng làm chưa tốt còn có nhiều sai phạm so với luật định. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm chưa thực sự cao.
Thứ ba, thái độ ứng xử của cấp trên với cấp dưới đôi lúc còn chưa đúng mực, hay nóng nảy, thi thoảng quát mắng không đúng. Không quan đến tâm tư, nguyện vọng của người lao động; Chưa lắng nghe ý kiến của người lao động của cấp dưới. Mọi ý kiến đóng góp, đề xuất của nhân viên với lãnh đạo, kể cả ý tưởng tốt nhưng cũng không được cấp trên xem xét.
Thứ tư, một số nhân viên vẫn chưa tuân thủ quy định của pháp luật và của công ty vẫn còn hút thuốc nơi làm việc, uống rượu bia trước khi đến cơ quan, trang phục thiếu lịch sự, hay làm việc riêng trong giờ làm việc như lướt facebook, chơi game, tán gẩu. Các cán bộ công nhân viên làm việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Một số ngại hỏi, ngại gặp, ngại tiếp xúc, e dè, không chịu thay đổi làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Thứ năm, giao tiếp, ứng xử qua điện thoại chưa đúng với quy định của tập đoàn như nhiều lúc vẫn còn quên không xưng tên, cơ quan, đơn vị, trao đổi dài dòng, không tập trung vào trọng tâm, trả lời điện thiếu nhã nhặn, ngắt điện thoại đột ngột không chào hỏi, bắt máy mà còn nói chuyện với người bên ngoài. Trong các cuộc họp, hội nghị, học tập quên để chế độ im lặng. Nhiều trường hợp dùng điện thoại cơ quan giải quyết việc riêng. Vẫn còn tình trạng nịnh trên, nạt dưới, đố kỵ với đồng nghiệp mình.
Về mặt nhân sự, tuy Tập đoàn đã xây dựng được các bảng mô tả công việc của từng chức danh chi tiết song còn chưa xây dựng cơ chế và tiêu chuẩn trong tuyển dụng công khai và phù hợp với chức danh tuyển dụng. Tập đoàn còn tuyển dụng nhân sự theo các mối quan hệ thân quen với người đang làm việc trong nội bộ Công ty. Điều này đã làm cho Tập đoàn không tuyển được người
lao động có trình độ cao và thật sự phù hợp. Chính điều này đã ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc cũng như chất lượng và hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó hàng năm ban lãnh đạo và các nhà quản lý Tập đoàn không trực tiếp tiến hành phỏng vấn và đánh giá lại nhân viên của mình. Điều này là rất quan trọng vì đây là dịp để nhân viên có cơ hội để trình bày quan điểm, nguyện vọng cũng như khó khăn và thuận lợi trong công việc của mình từ đó các nhà quản lý thấu hiểu và có những điều chỉnh cần thiết kịp thời. Đây cũng là dịp để nhìn lại kết quả làm việc của người lao động sau một năm để nhà quản lý có những hình thức khen thưởng tương xứng với công sức lao động của họ. Điều này giúp họ cảm thấy được quan tâm và đối xử công bằng từ đó kích thích tinh thần làm việc và có nhiều đòng góp mới cho tổ chức trong các năm tiếp theo.
Trên đây là thực trạng về văn hóa ứng xử tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục.