Hệ thống văn bản pháp luật quy định về công tác văn thư,lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong cơ quan, tổ chức đảng tại tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 40)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật văn thƣ, lƣu trữ

1.3.4. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về công tác văn thư,lưu trữ

Bản thân pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ. Người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức thực hiện pháp luật tốt hơn với một hệ thống pháp luật toàn diện (hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng), đồng bộ (không được chồng chéo, không được mâu thuẫn với nhau) và phù hợp (nội dung của thực hiện pháp luật luôn có sự tương quan với yêu cầu công việc của cơ quan). Có thể nói pháp luật là yêu cầu được khái quát hóa và nâng lên thành luật thông qua hoạt động lý trí và ý chí của con người. Do vậy sự thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp của các văn bản pháp luật, đặc biệt là các đạo luật là vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.

Bộ máy nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… để xử lý công việc nhanh chóng không chồng chéo lên nhau. Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp với nhau ở các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong cách giải

quyết và sự đùn đẩy lẫn nhau. Có sự việc thì nhiều cơ quan cùng giải quyết, nhưng cũng có sự việc thì không cơ quan nào chịu trách nhiệm. Hiện nay, bộ máy nhà nước ta đã có nhiều chuyển biến khá tích cực, để việc thực hiện pháp luật đạt kết quả tốt hơn

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ là vô cùng phong phú đa dạng, mong rằng pháp luật sẽ ngày càng phát huy vai trò của nó trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các yếu tố trên.

Tiểu kết chƣơng 1

Tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ là vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân trong cơ quan tổ chức Đảng. Muốn quá trình này thực hiện được có hiệu quả đòi hỏi sự cố gắng của cả một hệ thống từ các cấp lãnh đạo đến cá nhân phụ trách công việc này. Tại chương 1, tác giả đã nghiên cứu những cơ sở lý luận về pháp luật văn thư,lưu trữ và công tác văn thư, lưu trữ, tác giả tiếp cận từ việc nghiên cứu khái niệm về văn thư, lưu trữ; khái niệm công tác văn thư, công tác lưu trữ; ý nghĩa, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ; Pháp luật và thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ; tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ; nội dung quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ; các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ. Đây là những nội dung cơ bản nhất về thực hiện pháp luật văn thư, lưu trữ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN THƢ, LƢU TRỮ TRONG CƠ QUAN TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI

TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong cơ quan, tổ chức đảng tại tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 40)