- Chính sách xã hội hó ay tế hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực y tế.
1.4.3. Kinh nghiệm về cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của Singapore
Singapore đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng là nước đứng thứ 6 trên thế giới về chất lượng chăm sóc sức khỏe và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu và liên doanh liên kết. Trước khi nghiên cứu đầu tư một máy móc thiết bị nào đó, thường các tập đoàn y tế tại đây phải nghiên cứu hết sức tỷ mỉ để đầu tư một cách hiệu quả. Đối với một số loại thiết bị hiện đại có chi phí cao, chỉ một số bệnh viện được đầu tư, và sau đó có sự hợp tác trao đổi bệnh nhân để hiệu quả sử dụng và hiệu quả đầu tư đạt chỉ số tối đa. Như vậy khi bệnh nhân được chỉ định chụp chiếu hay làm xét nghiệm nào đó mà bệnh viện không có loại móc thiết bị đó, hay không làm loại xét nghiệm đó thì bác sĩ của bệnh nhân sẽ kê đơn và chuyển bệnh nhân đến nơi có thiết bị đó để làm, sau đó nơi có thể làm các loại xét nghiệm chụp chiếu đó sẽ chuyển thẳng phim và kết quả xét nghiệm về bác sĩ của bệnh nhân đặt làm xét nghiệm [37].
Khi bệnh nhân đã làm loại xét nghiệm hay chụp chiếu nào đó tại một bệnh viện nào đó thì khi đi nơi khác điều trị tiếp hay tư vấn, họ đều có thể sử dụng cùng một loại đã được làm tại bệnh viện cũ. Các bệnh viện có sự công nhận kết quả chẩn đoán của nhau (được Bộ Y tế kiểm duyệt) và giữa các bệnh viện, các bác sĩ đều có sự phối hợp điều trị rất tốt. Có thể nói không những giảm các thủ tục hành chính, giảm chi phí, giảm thời gian, giảm sự phiền hà
căng thẳng cho bệnh nhân mà nó còn góp phần xây dựng nên chất lượng và thương hiệu chăm sóc sức khỏe riêng có của Singapore. Các “tài sản” phim chụp và các kết quả xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đều là “tài sản” của bệnh nhân. Bệnh nhân khám chữa bệnh tại đây đều được nhận lại tất cả các “tài sản” này của mình và có thể tiếp tục tư vấn hay điều trị tại bất kể bệnh viện nào khác tại Singapore.
Chính phủ Singapore đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khá bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư. Chính phủ xây dựng được lưới an sinh dựa trên bảo hiểm y tế và tiết kiệm y tế theo nguyên tắc đồng chi trả. Chính phủ chỉ tài trợ bảo hiểm cơ bản còn lại là trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp, bảo hiểm y tế và nhà nước. Bệnh nhân Singapore có nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh cho mình. Đây chính là chính sách rất quan trọng để thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhằm thu hút nguồn tài chính từ bảo hiểm.
Singapore cũng khuyến khích thành lập thêm các tổ chức từ thiện. Các tổ chức này là bước đệm nối giữa người nghèo, vốn là đối tượng y tế dễ bị tổn thương nhất, với các trung tâm y tế. Người nghèo sẽ được các tình nguyện viên chăm sóc theo những phác đồ đơn giản để đảm bảo sức khỏe cơ bản. Nếu có vấn đề lớn cần đến các trung tâm y tế, nặng hơn thì chuyển lên bệnh viện phù hợp.
Chính phủ khuyến khích thành lập các phòng khám gia đình theo khu vực. Các phòng khám tư nhân hoạt động trong một phạm vi nhất định. Họ có lợi điểm là hiểu biết về dân cư của vùng, thậm chí là quen thân vì thế có thể nắm vững các tiền sử bệnh án của từng gia đình và tiểu sử bệnh án của từng người. Như thế họ có thể đưa ra các tư vấn chính xác hơn với người bệnh. Các bác sĩ gia đình, y tá, người chăm sóc bệnh nhân, hoặc ngay chính những người thân của bệnh nhân sẽ được cung cấp các thông tin cơ bản nhằm phục
vụ cho công việc. Thông tin bao gồm cả kiến thức y tế và các trung tâm y tế trong vùng nếu cần lựa chọn giúp bệnh nhân những dịch vụ cần thiết. Tạo lập các dịch vụ cung cấp thông tin cho người bệnh: Bao gồm các thông tin về cách thức tự nâng cao sức khỏe bản thân, các dịch vụ y tế phù hợp với từng loại bệnh có thể tìm được ở đâu, các cơ hội lựa chọn cho người bệnh và giá cả của các dịch vụ.