Các quy định của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa y tế tại bệnh viện bạch mai (Trang 54 - 57)

- Chính sách xã hội hó ay tế hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực y tế.

14. Đơn vị Quản lý Dự án 15 Đơn vị Dịch vụ

2.2.1.2. Các quy định của Nhà nước

Cụ thể hóa chính sách xã hội hóa các hoạt động y tế của Đảng, trong thời gian vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về chính sách hoặc hướng dẫn về thực hiện công tác xã hội hóa, trong đó có một số chính sách, văn bản liên quan đến lĩnh vực khám, chữa bệnh hết sức quan trọng.

Quốc Hội ban hành chính sách về hoạt động y tế:

Chính sách xã hội hóa các hoạt động y tế được thể hiện trong các văn bản luật quan trọng như: Luật bảo hiểm y tế sửa đổi ngày 1/1/2015, Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, cho phép các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế nhà nước được phép thu một phần viện phí để tăng thêm kinh phí bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân;

Luật khám bệnh, chữa bệnh: quy định cụ thể về xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 87, về giá dịch vụ y tế tại Điều 88[31].

Một số Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ:

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, trong đó khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động từ thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh.

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 10 năm 2002) về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ (trước đây là Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006) về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dậy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường, Quyết định số 1466/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa và năm 2014 được chính phủ sửa đổi bằng Nghị định số 59/2014/NĐ-CP.

- Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01-3-2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo quy định đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh.

- Nghị định 16/2015 NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 10 năm 2002) về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, các văn bản pháp lý và các văn bản hướng dẫn về xã hội hóa các hoạt động dịch vụ y tế được Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành ban hành khá đầy đủ. Tuy nhiên hệ thống các văn bản đã ban hành còn có những vấn đề tồn tại như sau:

- Các nội dung pháp lý cao nhất về chính sách xã hội hóa và các hoạt động xã hội hóa y tế nằm rải rác ở các luật chứ không được quy tụ vào một

luật khiến cho việc tổ chức triển khai gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ các luật nếu không sẽ dễ có sai phạm. Những vấn đề có thể được nêu ở những luật có liên quan nhưng cần được thể hiện ở một văn bản chủ đạo. Chẳng hạn, vấn đề xã hội hóa y tế phải là một chương trong luật “Chăm sóc sức khỏe nhân dân” và cần thiết phải có một nghị định riêng của Chính phủ hướng dẫn và quy định chi tiết về xã hội hóa dịch vụ y tế.

- Còn không ít vấn đề xã hội hóa y tế chưa được đề cập hay đề cập chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ khiến cho việc hiểu và tổ chức thực hiện còn bị lúng túng hay làm chưa đúng với yêu cầu của chủ thể quản lý. Khi xảy ra sự cố không xử lý được, không quy được trách nhiệm cho ai, gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội về cả con người và vật chất.

- Các văn bản chậm hoàn thiện sửa đổi cập nhật bổ sung cho sát với tình hình phát triển của xã hội nên không ít vấn đề quy định trong văn bản đã cũ, đã lỗi thời, không đủ cơ sở cho tổ chức quản lý nhà nước như: Giá cả dịch vụ, giá thuốc và xử lý các sai phạm v.v…

- Quy định chế tài xử lý trong các văn bản pháp lý quá nhẹ hoặc thiếu chặt chẽ khiến cho việc thanh tra xử phạt trong quản lý lúng túng hoặc không thể xử phạt được và không đủ sức răn đe, ngăn chặn những hành vi sai phạm vì thế không ít những sai phạm đã xảy ra gây thiệt hại công của của nhà nước và xã hội.

- Thiếu quy định chặt chẽ việc thẩm định hồ sơ nhân thân của các thầy thuốc ngoại đến hành nghề tại Việt Nam, và thiếu những quy định đăng ký tạm trú, đi lại và việc tổ chức quản lý…nên khi xảy ra sự cố cơ quan chức năng không biết tìm ở đâu hoặc đã về nước…vì thế không thể qui trách nhiệm.

- Có một số vấn đề được qui định trong văn bản pháp luật, nhưng những quy định mang tính chất định hướng, thiếu cụ thể vì vậy khi tổ chức

thực hiện phải chờ văn bản hướng dẫn và khi chưa có hoặc chậm có văn bản hướng dẫn thì những quy định đó phải “treo” để chờ hướng dẫn.

2.2.1.3. Những quy định cụ thể để Bệnh viện Bạch Mai thực hiệnchính sách xã hội hóa y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa y tế tại bệnh viện bạch mai (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)