- Chính sách xã hội hó ay tế hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực y tế.
14. Đơn vị Quản lý Dự án 15 Đơn vị Dịch vụ
2.2.2. Thực trạng triển khai các phương thức xã hội hó ay tế tại Bệnh viện Bạch Ma
Bệnh viện Bạch Mai
2.2.2.1.Thực trạng phương thức thu một phần viện phí tại Bệnh viện Bạch Mai
Hình thức thu một phần viện phí bắt đầu áp dụng ở Bệnh viện Bạch Mai từ những năm 1990 với sự thiếu đầu tư từ ngân sách nhà nước cho bệnh viện trong giai đoạn lạm phát cao đã khiến các dịch vụ công không thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, buộc nhà Nhà nước phải áp dụng cơ chế thu phí tại cơ sở y tế công. Do đó, một hệ thống chính sách của Nhà nước đã được xây dựng về xã hội hóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm. Chính sách thu hồi chi phí đã được thông qua như một sự lựa chọn nhằm huy động mọi nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe dưới hình thức thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế.
Phương thức thu một phần viện phí là huy động sự đóng góp của người bệnh, gia đình người bệnh chi trả trực tiếp các dịch vụ y tế khi sử dụng như
chi trả viện phí, xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, chi mua thuốc và các chi phí khác có liên quan đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Viện phí ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn thu của bệnh viện, nhất là với chính sách tự chủ tài chính. Nguồn thu chủ yếu của bệnh viện gồm ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động khám chữa bệnh, nguồn thu từ bảo hiểm y tế, viện phí và các nguồn thu khác. Từ năm 2011 đến nay, viện phí hàng năm của Bệnh viện Bạch Mai tăng lên nhiều so năm trước.
Bảng 2.2. Số liệu tổng hợp về thu viện phí (giai đoạn 2011-2015)
(đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
308,879 409,285 580,819 655,109 663,799
Nguồn: Báo cáo năm của Bệnh viện Bạch Mai
Mức tăng đáng kể nguồn viện phí của bệnh viện qua các năm cũng thể hiện phần nào dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được cung cấp đầy đủ hơn, qua số lượng người điều trị bệnh ngày càng tăng. Để đạt được con số này là sự lựa chọn đúng đắn của ban lãnh đạo bệnh viện khi mở ra các khoa khám bệnh theo yêu cầu, khám tự nguyện, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, và bên cạnh đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
Số thu viện phí và bảo hiểm y tế thanh toán có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây do mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người bệnh, đáp ứng được khoảng trên 50 gần 60% tổng số chi của bệnh viện.
Thực tế cho thấy, nếu không có viện phí thì bệnh viện không thể duy trì được hoạt động. Song, cơ cấu thu vẫn còn chưa đầy đủ, vẫn chỉ tính các yếu tố chi phí trực tiếp là: Chi phí về thuốc, vật tư, hóa chất; Chi phí về điện, nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; Chi phí duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị, dụng cụ trực tiếp. Chi phí chưa tính và thu là tiền lương, phụ cấp;
khấu hao nhà cửa; Khấu hao trang thiết bị. Những người có điều kiện chi trả viện phí sẵn sàng chi trả với mức giá thấp này do đó Nhà nước bao cấp cho cả người có khả năng chi trả, mức giá thấp dẫn đến người dân không mặn mà tham gia BHYT.
Phương thức thu một phần viện phí có tác động không nhỏ tới người nghèo và đi kèm với nó là phương án bao cấp tài chính y tế cho người nghèo, đồng nghĩa với việc người bệnh có điều kiện kinh tế thì trả viện phí còn người nghèo không có khả năng chi trả thì được miễn viện phí, tuy nhiên vì ngân sách của bệnh viện có hạn, nên chính sách này đôi khi thực hiện nửa vời vì thủ tục hành chính phức tạp để xét tiêu chí người nghèo, xác định đối tượng nghèo, trong khi có bệnh vẫn phải khám và điều trị. Tuy nhiên số lượt người nghèo điều trị tại bệnh viện ngày càng giảm vì chi phí đi lại, ăn ở, bên cạnh đó bệnh nặng không điều trị do lý do về địa lý, một phần không nhỏ đó là rào cản viện phí.
Viện phí ảnh hưởng tới công bằng và hiệu quả trong sử dụng dịch vụ y tế. Trong khi viện phí là một trong số rào cản cơ bản đối với người nghèo trong quá trình tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì ngược lại viện phí lại làm cho người giàu phải tiêu dùng quá nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đây là nguyên nhân dẫn đến lạm dụng dịch vụ, kỹ thuật cao đối với người có khả năng chi trả. Bên cạnh đó, một trong những tác động tiêu cực của chính sách viện phí là hiện tượng chọn lọc bệnh nhân có điều kiện kinh tế và sự bất công bằng trong phân bổ nguồn lực là bác sĩ muốn về bệnh viện tuyến trung ương hơn là về các bệnh viện tuyến dưới.
Như vậy, thu viện phí là một giải pháp của chính sách tài chính y tế mà Bệnh viện Bạch Mai đã và đang áp dụng nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính và bổ sung nguồn ngân sách còn hạn chế của nhà nước cho hoạt động y
tế từ đó cũng góp phần đáng kể dành kinh phí hỗ trợ các các đối tượng nghèo, cho mục tiêu phòng bệnh.
* Những mặt tích cực và hạn chế của viện phí đối với bệnh viện:
Chính sách thu một phần viện phí đã bước đầu hạn chế tình trạng bao cấp tràn lan và có tính chất cào bằng trong KCB, người dân được tiếp cận với nhu cầu chính đáng, góp phần nâng cao ý thức chủ động của người dân đối với việc chăm sóc sức khỏe. Thu một phần viện phí cũng đã huy động sự đóng góp tài chính cho công tác y tế của những người có khả năng chi trả bên cạnh sự miễn giảm viện phí cho đối tượng người nghèo, chính sách xã hội. Thu một phần viện phí khiến cho người dân phải cân nhắc đến việc tham gia bảo hiểm y tế đề phòng rủi ro, tạo thuận lợi cho triển khai bảo hiểm y tế toàn dân. Bên cạnh đó, phương thức viện phí tạo điều kiện cho người dân lựa chọn bác sĩ theo nguyện vọng.
Chính sách thu một phần viện phí đã thúc đẩy tính chủ động của bệnh viện và tạo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đây là nguồn lực không nhỏ để bệnh viện chủ động đổi mới trang thiết bị y tế, nâng cao thu nhập của nhân viên y tế, khuyến khích họ thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh. Viện phí đã tạo bước chuyển đổi trong công tác quản lý tài chính bệnh viện theo hạch toán, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, trong hệ thống y tế, công bằng và hiệu quả là hai tiêu chí luôn song hành, phương án thu một phần viện phí làm tổn hại đến hai tiêu chí này. Viện phí trong cơ chế thị trường làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người có thu nhập thấp, gia tăng khoảng cách phân hóa xã hội, có tính chú trọng cho người giàu hơn người nghèo vì đây là nhóm khách hàng mang lại nguồn thu cao cho bệnh viện.