Tính tất yếu khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Công cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên 4 lĩnh vực chủ yếu: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới toàn diện của đất nước.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế thì cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả thấp; công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế. Đội ngũ công chức hành chính chưa ổn định, chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ công chức tuy đã được nâng lên một bước nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn nhiều bất cập, hạn chế về một số mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu chưa được ngăn chặn gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước.

Tình trạng hẩng hụt các thế hệ công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ công chức kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp…

chính nhà nước có số lượng, chất lượng, cơ cấu ngạch, bậc, lứa tuổi, vùng miền, giới tính, thành phần dân tộc hợp lý, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới của nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại hóa.

- Về số lượng: Xác định số lượng công chức hành chính nhà nước một cách hợp lý so với dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Về cơ cấu: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụcủa bộ máy hành chính nhà nước cũng như của từng cấp hành chính, từng cơ quan, tổ chức hành chính trong những điều kiện mới để xây dựng cơ cấu công chức khoa học, hợp lý về trình độ, ngạch bậc, lứa tuổi, giới tính, dân tộc... trong cả đội ngũ và trong mỗi cơ quan, đơn vị. - Về chất lượng: Công chức hành chính nhà nước phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuân thủ Hiến

pháp, pháp luật, biết bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia, có lối sống trong sạch, không tham nhũng và tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân. Công chức hành chính nhà nước phải có trình độ chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng hành chính, đảm bao tiêu chuẩn chức danh ngạch, bậc tương ứng với nhiệm vụ, yêu cầu công việc; đủ năng lực xây dựng chính sách, tổ chức điều hành và thực thi công vụ theo chức trách, nhiệm vụ một cách khoa học và hiệu quả; có đạo đức công vụ, văn hóa công vụ và phong cách làm việc văn minh, lịch sự đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, đối tác nước ngoài và với nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)