Đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn, đa số được tuyển dụng sau ngày giải phóng... Qua thực tiễn công tác, được thử thách và rèn luyện, đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất luợng. Đội ngũ công chức hành chính mới được tuyển dụng sau năm 1975 và những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, là nguồn nhân lực phong phú bổ sung cho các ngành, các cấp. Đội ngũ công chức hành chính trưởng thành trong chiến tranh có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn cao, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung của công chức hành chính nhà nước của tỉnh không ngừng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, về năng lực, nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, một số công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một số công chức do trình độ hoặc tuổi tác, sức khỏe đã có biểu hiện không còn khả năng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội… Điều đó đã trở thành thách thức đối với sự phát triển của tỉnh nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.
2.1.2.1. Về bộ máy:
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các sở, ngành theo Thông tư liên tịch hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các quyết định sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đồng thời từng bước hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý hành chính cấp tỉnh và cấp huyện theo Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đến nay, hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh về cơ bản được xây dựng theo hướng tinh gọn, đồng bộ và hợp lý đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 40 cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh (trong đó có 22 sở, ban, ngành cấp tỉnh, 09 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và 09 đơn vị cấp huyện) [45]. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2015, tổng số công chức của tỉnh Thừa Thiên Huế có 4.301 người; trong đó cấp tỉnh: 1579, cấp huyện: 1.059; cấp xã: 1.663, tăng 938 người so với năm 2010 [44].
2.1.2.2. Đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh
Đến 31/12/2015, công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh có 1579 người
(Trong đó: nữ 438 người, chiếm 27,73%; đảng viên 1.063 người, chiếm 67,32%; dân tộc thiểu số 25 người, chiếm 1,58%). Tăng 204 người so với năm 2010.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Hiện nay, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có: Tiến sĩ 17 người chiếm 1,07% (năm 2010: 10 người, chiếm 0,95%); thạc sĩ 286 người, chiếm: 18,15%
(năm 2010: 120 người, chiếm 8,72%); đại học 1.103 người, chiếm 70% (năm 2010:
1.009 người, chiếm 73,38%); cao đẳng 15 người, chiếm 0,95% (năm 2010: 13 người,
chiếm 0,95%); trung cấp: 90 người, chiếm 5,71% (năm 2010: 107 người, chiếm 7,78%); sơ cấp: 67 người, chiếm 4,25% (năm 2010: 78 người, chiếm 5,67%) [43].
- Về độ tuổi: dưới 30 tuổi: 272 người, chiếm 17,22% (năm 2010: 159 người,
chiếm 34,03%); từ 41 đến 50 tuổi: 403 người, chiếm 25,52% (năm 2010: 417 người, chiếm 30,32%); từ51 tuổi trở lên: 432 người, chiếm 27,35% (năm 2010: 331 người, chiếm 24,07%) [43].
Qua phân tích cơ cấu đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế cho thấy: Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh ngày càng tăng lên, so với năm 2010 tăng 204 người; công chức nữ tăng 63 người. Trình độ, năng lực của đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh được nâng lên một bước; tỷ lệ công chức có trình độ thạc sĩ, đại học tăng nhanh.
Về độ tuổi có thể thấy tỷ lệ công chức trẻ dưới 30 tuổi hiện nay cao hơn năm 2010, tăng 113 người, điều này được xem là hết sức thuận lợi do đội ngũ công chức trẻ là nguồn phục vụ lâu dài cho sự phát triển của tỉnh, đội ngũ công chức trẻ là đội ngũ năng động, có trình độ, năng lực, có khả năng tiếp cận với nền khoa học tiên tiến, công nghệ cao của thế giới sẽ góp phần không nhỏ đối với quá trình CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên, đây lại là đội ngũ công chức còn thiếu về kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm thực thi công vụ, thiếu trình độ lý luận chính trị cơ bản, do vậy cần phải tập trung quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt, các độ tuổi khác thì tương đối ổn định không có sự biến động nhiều, cơ cấu độ tuổi nhìn chung là hợp lý, có tính kế thừa nhau không để dẫn đến tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ công chức.
- Trình độ Ngoại ngữ: Trong tổng số công chức hiện nay thì số người có
chứng chỉ ngoại ngữ là 1.364 người, chiếm 86,38% (năm 2010: 1.191, chiếm 86,61%); số có trình độ đại học Ngoại ngữ trở lên là 129 người, chiếm tỷ lệ 8,17%
(năm 2010: 134 người, chiếm 9,74%) [43] .
- Trình độ Tin học: Số công chức hiện nay có chứng chỉ Tin học là 1.366
người, chiếm 86,51% (năm 2010: 1.184 người, chiếm 86,1%); trung cấp Tin học trở lên: 90 người, chiếm 5,69% (năm 2010: 108 người, chiếm 7,85%) [43].
Qua thực trạng trình độ Ngoại ngữ và Tin học của đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hiện nay có thể thấy cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thực thi công vụ. Số công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hiện nay tăng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế, thì vẫn
còn nhiều hạn chế. Cụ thể: Về Ngoại ngữ: số công chức có trình độ đại học Ngoại ngữ trở lên, hiện nay thấp hơn so với 5 năm về trước, đạt 8,17% so với năm 2010 đạt 9,74%. Về Tin học: số có trình độ trung cấp Tin học trở lên, hiện nay đạt 5,69% thấp hơn so với năm 2010, đạt 7,85%. Đây sẽ là hạn chế rất lớn, trong xu thế hội nhập và sẽ gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng trong giao tiếp, hợp tác quốc tế nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 280 người, chiếm 17,03% (năm 2010: 213 người, chiếm 15,49%); trung cấp: 269 người, chiếm 17,07% (năm 2010:
482, chiếm 35,05%); tương đương sơ cấp: 705 người, chiếm 44,64% (năm 2010:
386 người, chiếm 28,07%) [43].
- Trình độ quản lý nhà nước: quản lý nhà nước chuyên viên cao cấp và tương
đương: 35 người, chiếm 2,21% (năm 2010: 15 người, chiếm 1,09%); quản lý nhà nước chuyên viên chính và tương đương: 398 người, chiếm 25,20% (năm 2010: 253 người, chiếm 18,4%); quản lý nhà nước chuyên viên và tương đương: 750 người,chiếm 47,49%
(năm 2010: 756 người, chiếm 54,98%)[43].
Từ thực trạng trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước của đội ngũ công chức, có thể thấy rằng, bên cạnh việc chú trọng chuyên môn, nghiệp vụ thì việc quan tâm đào tạo về lý luận chính trị và bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước cũng được lãnh đạo tỉnh quan tâm, với mục đích nâng cao nhận thức về chính trị và kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức.
Điều này được thể hiện việc hằng năm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh đều quan tâm cử công chức đi đào tạo lý luận chính trị, bên cạnh đó, cơ quan tham mưu về công tác đào tạo của UBND tỉnh, cụ thể là Sở Nội vụ đều có kế hoạch cử công chức đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ở các bậc chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Qua việc cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước những năm qua, đã góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng thực thi công vụ cho cán bộ, công chức.
- Về cơ cấu theo ngạch công chức
Ngạch công chức của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hiện nay được cơ cấu cụ thể như sau: chuyên viên cao cấp và tương đương: 83 người, chiếm 5,25% (năm 2010: 68 người, chiếm 4,94%); chuyên viên
chính và tương đương: 257 người, chiếm 16,27% (năm 2010: 268 người, chiếm 19,5%); chuyên viên và tương đương: 1.068 người, chiếm 67,63% (năm 2010: 853 người, chiếm 62%); cán sự: 89, chiếm 5,63% (năm 2010: 129 người chiếm 9,38%); nhân viên: 84, chiếm 5,31% (năm 2010: 57 người, chiếm4,14%) [43].
Về cơ cấu ngạch công chức cho thấy trong 5 năm qua không có sự biến động lớn đối với đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, công chức giữ ngạch chuyên viên hiện nay chiếm 67,63% tăng hơn so với năm 2010 là 62%; công chức giữ từ ngạch chuyên viên chính và tương đương hiện nay chiếm 16,27% thấp hơn so với năm 2010 là 19,5%; công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hiện nay chiếm 5,25% cao hơn so với năm 2010 là 4,94%. Nhìn chung, hiện nay trình độ công chức có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
Tuy nhiên, do hiện nay quy định việc nâng ngạch công chức theo Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì phải qua thi cạnh trạnh, số lượng được phân bổ hạn chế và ngày càng quy định tiêu chuẩn cao hơn, nên số lượng công chức hằng năm được nâng ngạch không cao.
2.1.2.3. Đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp huyện
Đến 31/12/2015, công chức hành chính nhà nước cấp huyện có 1.059 người
(Trong đó: nữ 328 người, chiếm 31%; đảng viên 821 người, chiếm 77,5%; dân tộc thiểu số 60 người, chiếm 5,7%). Tổng số công chức năm 2015 tăng 202 người so với năm 2010 [43].
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Hiện nay, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có: Thạc sĩ 70 người, chiếm: 6,61% (năm 2010: 28 người, chiếm 3,26%); đại học 847 người, chiếm 80%
(năm 2010: 659 người, chiếm 76,9%); cao đẳng 38 người, chiếm 3,6% (năm 2010: 37
người, chiếm 4,3%); trung cấp: 59 người, chiếm 5,57% (năm 2010: 98 người, chiếm 11,4%); sơ cấp: 45 người, chiếm 4,2% (năm 2010: 35 người, chiếm 4,08%) [43].
- Về độ tuổi: dưới 30 tuổi: 180 người, chiếm 17% (năm 2010: 205 người,
chiếm 23,9%); từ 31 đến 40 tuổi: 481 người, chiếm 45,4% (năm 2010: 310 người, chiếm 36,17%); từ 41 đến 50 tuổi: 219 người, chiếm 20,7% (năm 2010: 163 người,
chiếm 19%); từ51 tuổi trở lên: 179 người, chiếm 16,9% (năm 2010: 179 người, chiếm 20,8%) [43].
- Trình độ Ngoại ngữ: Trong tổng số công chức hiện nay thì số người có
chứng chỉ ngoại ngữ là 932 người, chiếm 88% (năm 2010: 757 người, chiếm 88,33%); số có trình độ đại học Ngoại ngữ trở lên là 16 người, chiếm tỷ lệ 1,5%
(năm 2010: 16 người, chiếm 1,86%) [43].
- Trình độ Tin học: Số công chức hiện nay có chứng chỉ Tin học là 935 người,
chiếm 88,3% (năm 2010: 759 người, chiếm 88,56%); trung cấp Tin học trở lên: 50 người, chiếm 4,72% (năm 2010:50người, chiếm 5,83%) [43].
- Trình độ Lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 243 người, chiếm 22,94% (năm 2010: 204 người, chiếm 23,8%); trung cấp: 135 người, chiếm 12,74% (năm 2010:
119,chiếm 13,9%); tương đương sơ cấp: 116 người, chiếm 10,95% (năm 2010: 125 người, chiếm 14,6%) [43].
- Trình độ quản lý nhà nước: quản lý nhà nước chuyên viên cao cấp và tương
đương: 23 người, chiếm 2,17% (năm 2010: 0 người); quản lý nhà nước chuyên viên chính và tương đương: 110 người, chiếm 10,38% (năm 2010: 90 người, chiếm 10,5%); quản lý nhà nước chuyên viên và tương đương: 528 người, chiếm 49,85%
(năm 2010: 465 người, chiếm 54,25%) [43].
- Về cơ cấu theo ngạch công chức
Chuyên viên chính và tương đương: 43 người, chiếm 4,06% (năm 2010: 35 người, chiếm 4,06%); chuyên viên và tương đương: 898 người, chiếm 84,8% (năm 2010: 643 người, chiếm 75%); cán sự: 72, chiếm 6,8% (năm 2010: 107 người chiếm 12,5%); nhân viên: 46, chiếm 4,3% (năm 2010: 30 người, chiếm 3,5%) [43].
Như vậy, cũng như đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, công chức hành chính nhà nước cấp huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế từng bước tăng về số lượng (tăng 202 người so với năm 2010), nâng dần về chất lượng. Trình độ chuyên môn, nhất là trình độ chuyên môn đại học tăng nhanh, số trình độ thấp giảm dần; trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, chính trị, đặc biệt là cao cấp lý luận chính trị tăng lên; công chức ngạch chuyên viên và tương đương tăng nhanh; đội ngũ công chức ngày càng được trẻ hóa; tỷ lệ công chức là nữ, người dân tộc
cũng được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, đội ngũ công chức có trình độ cao tăng chậm, không có công chức đạt trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ chỉ chiếm 6,61%, vẫn còn 9,82% công chức có trình độ trung cấp, sơ cấp; số có trình độ trung cấp chính trị trở lên mới đạt 35,7%; đào tạo cơ bản về ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước còn thấp; tỷ lệ công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương còn thấp, vẫn chưa có chuyên viên cao cấp; tỷ lệ công chức dưới 30 tuổi mới chỉ đạt 17%; tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số, công chức là đảng viên tuy có tăng nhưng rất chậm [43].
2.1.2.4. Đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp xã
Hiện tại, công chức cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã được bố trí đủ về số lượng theo quy định. Đến tháng 12/2015. Tổng số công chức của 152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.663 người, tăng 532 so với năm 2010, trong đó nữ chiếm 30,36%; đảng viên chiếm 77,63%, dân tộc thiểu số chiếm 15,7%; gồm có 7 chức danh là: Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng, Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội [42]. Cụ thể là:
- Về trình độ đào tạo:
Trình độ văn hóa: Trung học cơ sở 26 người, chiếm 1,56%; trung học phổ thông 1.637 người, chiếm 98,43%
Trình độ chuyên môn: sau đại học 01 người, chiếm 0,06%; đại học 934 người, chiếm 56,2%; cao đẳng 120 người, chiếm 7,2%; trung cấp 557 người, chiếm 33,5%; chưa qua đào tạo 51 người, chiếm 3,1%.
Lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân 25 người, chiếm 1,5%; trung cấp 604 người, chiếm 36,3%; chưa qua đào tạo 1.034 người, chiếm 62,2% [42].
- Về độ tuổi: dưới 35 tuổi: 446 người, chiếm 26,8%; từ 35đến 50 tuổi: 980 người, chiếm 58,9%; trên 50 tuổi: 237 người, chiếm 14,25% [42].
Như vậy, có thể thấy trình độ đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Số công chức chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ còn chiếm 3,1%. Tỷ lệ công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn còn cao (33,5%); công chức đạt trình độ trên đại học mới chỉ 1 người; số công chức chưa qua đào tào về trình độ trung cấp chính trị, chiếm 62,2% [42].
2.2. Đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, vị trí việc làm cho đội ngũ công chức hànhchính tỉnh chính tỉnh
Những năm qua, công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch, vị trí việc làm cho