nhà nước
Nhà nước đã xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý công chức. Trong đó, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là văn bản luật cao nhất. Hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức là các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Nội vụ như:
- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức; - Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định số 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;
- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; - Thông tư số 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công
chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức đã quy định chi tiết và hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý công chức như: Tuyển dụng, sử dụng, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, luân chuyển, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc và phân cấp quản lý công chức…Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đầy đủ, có tính khả thi cao; điều chỉnh khá toàn diện và đầy đủ các quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý công chức, đã đáp ứng được đòi hỏi khách quan của thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo nên hệ thống thể chế quản lý
công chức; là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, phát triển và quản lý công chức trong thời gian qua.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2827/2008/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định phân cấp về tổ chức bộ máy và quản lý công chức, viên chức của tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định này đã quy định cụ thể các nội dung về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh như: Tuyển dụng, bố trí, phân công, sử dụng, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, hưu trí, thôi việc…
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, việc tuyển dụng, xét tuyển công chức được thực hiện theo đúng quy định Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ; công chức được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển, ngoại trừ một số trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển như: Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Quyết định số 2827/2008/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định phân cấp về tổ chức bộ máy và quản lý công chức, viên chức của tỉnh Thừa Thiên Huế, việc tuyển dụng công chức thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND cấp huyện, các sở, ngành cấp tỉnh chỉ làm công tác sơ tuyển lập danh sách cử người dự thi. Riêng đối với công chức cấp xã, việc tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của các chức danh cần tuyển dụng, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng theo quy chế tuyển dụng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong những năm qua tỉnh đã tuyển dụng, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cho các cơ quan hành chính Nhà nước thông qua hình thức thi tuyển đảm bảo năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đúng tiêu chuẩn chức danh quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh. Nhìn chung, việc tổ chức thi tuyển của tỉnh được thực hiện theo đúng
phương án, kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và nội quy, quy chế thi tuyển của Bộ Nội vụ ban hành, công tác chuẩn bị, ôn tập, ra đề, coi thi, chấm thi đã được tổ chức chu đáo, an toàn, nghiêm túc, đảm bảo chính xác, công bằng cho mọi đối tượng tham gia dự tuyển. Trong đó nguyên tắc công khai, khách quan được tuân thủ, thông báo trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, trang thông tin điện tử tỉnh, Sở Nội vụ, các huyện, thị, thành phố để mọi người biết và đăng ký tham gia. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 toàn tỉnh đã Quyết định tuyển dụng mới 602 công chức vào công tác tại cấp xã, cấp huyện và các sở ban, ngành cấp tỉnh; chuyển ngạch 141 người, bổ nhiệm ngạch công chức 241 người; quyết định nâng lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung cho 1.667 người [44].
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng và thi nâng ngạch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Ở một số địa phương, đơn vị việc sử dụng, phân công công tác cho công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ công chức hiện có. Vẫn còn tình trạng phân công thực hiện công việc trái với khả năng, trình độ, sở trường, ngạch, bậc đang giữ. Việc sử dụng công chức chưa hợp lý ở một số vị trí trong cơ quan nhà nước hiện nay có tình trạng quá tải trong thực hiện công việc, nhiệm vụ; số lượng biên chế đủ, thậm chí thừa nhưng vẫn có nhu cầu tuyển dụng thêm. Có địa phương, đơn vị khi tiếp nhận, tuyển dụng công chức không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định: Thiếu bằng chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học... Cá biệt, có trường hợp bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý nhưng chưa đủ thời gian giữ ngạch chuyên viên theo quy định phải thu hồi quyết định, đồng thời miễn nhiệm chức vụ. Nội dung thi tuyển chưa sát với chuyên ngành hẹp của vị trí dự tuyển, nặng về lý thuyết, ít chú trọng tới thực hành và sự kiểm nghiệm các kỹ năng của ứng viên.
Vấn đề thi nâng ngạch còn phụ thuộc vào thâm niên công tác, chưa căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác hay trình độ, năng lực của công chức; số đông công chức vẫn cho rằng thi nâng ngạch chỉ là để giải quyết việc nâng lương. Hàng năm số công chức hành chính được xét và thi nâng ngạch của tỉnh còn thấp so với nhu cầu
thực tế.
Công tác đánh giá công chức hành chính nhà nước
Thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, theo đó, các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái. Quy trình đánh giá được các cơ quan, đơn vị thực hiện tương đối nghiêm túc. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ ban hành Công văn hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế về việc đánh giá, phân loại cán bộ, qua đó làm căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức; yêu cầu công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm tính khách quan, dân chủ, công khai trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình; nêu cao tinh thần trách nhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ, công chức, viên chức [45].
Kết quả đánh giá công chức giai đoạn 2011-2015 như sau:
Mức độ phân loại đánh giá
Tổng Hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành
Không
TT Năm XS nhiệm vụ nhiệm vụ nhiệm vụ hoàn thành
số nhiệm vụ
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
I Công chức trong cơ quan hành chính cấp tỉnh
Năm 2011 1395 413 29,62 931 66,78 48 3,47 2 0,1
Năm 2012 1571 599 38,16 965 61,46 17 1,11 1 0,07
Năm 2013 1552 419 27,0 1.108 71,0 38 2,3 1 0,1
Năm 2014 1583 411 25,9 1.139 72,0 31 2,1 0 0,00
Năm 2015 1579 366 26,17 1.188 75,2 21 1,34 4 0,25
II Công chức trong cơ quan hành chính cấp huyện
Năm 2011 1040 347 33,36 700 67,3 21 2,01 2 0,19 Năm 2012 1078 377 36,96 630 61,76 10 0,98 3 0,29 Năm 2013 1158 380 32,8 682 58,9 15 2,15 1 0,08 Năm 2014 1079 326 30,2 741 68,67 12 1,11 0 0,00 Năm 2015 1059 271 25,59 768 72,52 18 1,69 2 0,19 III Cán bộ, công chức cấp xã Năm 2011 3.070 716 23,32 2.206 71,86 141 4,59 7 0,23 Năm 2012 3.222 674 20,92 2.308 71,63 231 7,17 9 0,28 Năm 2013 3.238 642 19,83 2.380 73,50 212 6,55 4 0,12 Năm 2014 3.242 762 23,50 2.331 71,90 142 4,38 7 0,22 Năm 2015 3.213 612 19,65 2.475 77,03 111 3,45 15 0,47
chất lượng cán bộ, công chức, giúp cho thủ trưởng đơn vị và các cơ quan quản lý cán bộ, công chức hành chính có cơ sở để sử dụng cán bộ, công chức hiệu quả. Qua
tổng hợp kết quả đánh giá công chức giai đoạn 2011-2015 cho thấy, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao.
Tuy nhiên, việc nhận xét, đánh giá cán bộ còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, chưa phản ảnh đúng thực chất những ưu, khuyết điểm của cán bộ, công chức; tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao, còn nể nang, ngại va chạm; một số trường hợp năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm nhưng vẫn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sau khi nhận xét, đánh giá, vẫn còn cán bộ, công chức chưa tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, thiếu tu dưỡng, rèn luyện; ý thức chấp hành chưa tốt, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến vi phạm phẩm chất đạo đức lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.
Nội dung, phương pháp và biểu mẫu hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức vẫn chưa thống nhất nên có sự chồng chéo, thiếu khoa học, việc tham khảo ý kiến của cấp dưới còn hạn chế [45].
2.2.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, trong đó có đội ngũ công chức hành chính nói riêng được cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Thừa Thiên Huế quan tâm thực hiện, đem lại kết quả tích cực. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ từng bước được đổi mới, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, bước đầu đã kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, nâng cao khả năng giải quyết tình huống. Sự phối hợp giữa cấp ủy và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong việc lựa chọn, cử cán bộ, công chức đi học. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, đã phát hiện những công chức có tài để tiếp tục tạo nguồn để bố trí sử dụng hợp lý và mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển nhất là những công chức trẻ, nữ... Qua đó, đã góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại, tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh và từng địa phương, đơn vị.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, XV, đều đề ra chương trình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là một trong các chương trình trọng tâm của tỉnh. Đặc biệt, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Đề án về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức tại cơ sở nước ngoài, đào tạo theo chức danh…
Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, công khai, dân chủ trong việc cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời, đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức của tỉnh bao gồm: lý luận chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ...Vì vậy, đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh từng bước nâng cao về trình độ mọi mặt.
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Đào tạo trình độ sau đại học cho 388 công chức hành chính nhà nước - Đào tạo trình độ đại học chuyên ngành hành chính, luật, kinh tế…cho 750 công chức (gồm cả công chức cấp xã) [44].
+ Về lý luận chính trị:
- Đào tạo cử nhân chính trị chuyên ngành cho 5 người. - Đào tạo cao cấp cho 459 người.
- Đào tạo trình độ trung cấp cho 2.018 người [44]
+ Về bồi dưỡng:
Đã cử 35 cán bộ đi học bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp tại Học viện Hành chính Khu vực miền Trung và Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh. Mở 06 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính cho 514 cán bộ, công chức hành chính; 09 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cho 459 cán bộ, công chức hành chính; Bồi dưỡng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã cho 515 cán bộ, công chức; mở 02 lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, điều hành cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã và 02 lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ do dự án ADB - Bộ Nội vụ tài trợ; mở 2 lớp bồi dưỡng Trưởng công an xã và 1 lớp Trung cấp ngành Quân sự cơ sở ...[44]
+ Về cử công chức hành chính đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
Trong thời gian từ năm 2010 đến 2015, tỉnh đã cử 584 lượt công chức hành chính đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ở nước ngoài, trong đó có 50 người cử đi theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và Đề án 02 của Tỉnh ủy [44].
Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa gắn với quy hoạch. Một số đơn vị, địa phương thiếu chủ động xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Việc cử công chức đi học vẫn chủ yếu dựa vào chức vụ, thâm niên công tác, bậc lương, không qua thi cử; một số ít cán bộ học chủ yếu là đối phó để lấy chứng chỉ, chưa thật sự có động cơ, mục đích học để nâng cao trình độ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng thiếu cân đối giữa trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Một số lĩnh vực đào tạo chưa sâu, còn nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn. Một số lớp vẫn còn tình trạng trùng lặp đối tượng, gây lãng phí thời gian và kinh phí.