Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 95 - 119)

3.2.2.1. Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền về chính sách đối với người có công trên địa bàn quận

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, công tác thông tin tuyên truyền ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với mỗi chính sách, pháp luật khi được Nhà nước ban hành, việc tuyên truyền, phổ biến ngoài mục đích đưa công bố rộng rãi nội dung chính sách ra công chúng thì còn có mục đích để các đối tượng điều chỉnh của pháp luật đó hiểu để thực hiện. Đối với chính sách đối với người có công, việc phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có nhiều ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung chính sách để các đối tượng người có công hiểu để thực hiện thì nó còn có ý nghĩa giúp các tầng lớp nhân dân hiểu ý nghĩa của chính sách, có thái độ tích cực tham gia vào quá trình thực thi chính sách trên địa bàn quận. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công còn giúp cho thế hệ trẻ hiểu và tiếp bước truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, tham gia vào công cuộc đổi mới xây dựng kinh tế - xã hội của quận.

Để thực tuyên truyền chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Cầu Giấy hiệu quả cần tập trung tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền thông, hệ thống loa truyền thanh của quận và các phường. Việc tuyên truyền chính sách đối với người có công cần thực hiện chủ động, thường xuyên, xây dựng thành các chuyên mục, chuyên đề cụ thể như: i) Xây dựng chuyên mục hỏi đáp chính sách ưu đãi đối với người có công trên

cổng thông tin điện tử của quận; ii) Xây dựng hòm thư tiếp nhận ý kiến, đề nghị giải đáp của quần chúng nhân dân, từ đó bố trí cán bộ nghiên cứu quy định của chính sách để trả lời và hướng dẫn trình tự thủ tục hồ sơ để các đối tượng biết, kê khai giải quyết chế độ, quyền lợi theo quy định; iii) Ban Tuyên giáo Quận ủy xây dựng chuyên trang trong bản Thông tin nội bộ để truyền tải nội dung về các quy định của chính sách, điều kiện được thụ hưởng chính sách theo từng đối tượng nguwòi có công.

3.2.2.2. Đổi mới cách thức thẩm định, xét duyệt hồ sơ người có công gắn với phân công trách nhiệm cụ thể ở từng cấp

Căn cứ pháp luật về ưu đãi người có công và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành ở Trung ương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy có văn bản chỉ đạo các phường tập trung thực hiện công tác xét duyệt hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách đối với người có công trên địa bàn quận chặt chẽ, thống nhất. Văn bản chỉ đạo của UBND quận yêu cầu UBND các phường kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công để xem xét xét, đề nghị giải quyết chính sách cho đối tượng người có công một cách công khai, minh bạch và thực sự khách quan, tránh có các biểu hiện tiêu cực, xác nhận không đúng đối tượng. UBND các phường chịu trách nhiệm về tính chính xác trong xác nhận đối tượng của phường mình. Văn bản cũng yêu cầu Phòng Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra chặt chẽ các thủ tục hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện chế độ theo quy định, sau đó trình UBND quận ký duyệt hồ sơ, danh sách của đối tượng được hưởng chính sách trên địa bàn. Trong thời gian qua, theo quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan, việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ được quy định theo trình tự ở từng cấp, gắn liền với trách nhiệm của chính quyền địa phương ở cấp đó.

Thủ tục hành chính tại các Thông tư hiện nay đã quy định cụ thể đối tượng người có công hoặc thân nhân người có công trong kê khai giấy tờ để nộp cho UBND phường, kèm theo các giấy tờ liên quan để làm căn cứ xem xét, giải quyết chính sách. Tuy vậy, việc xem xét, xác nhận người có công ở các phường còn chậm vì các nguyên nhân như: Không thường xuyên tổ chức được Hội đồng xét duyệt cấp phường, công chức Lao động - Thương binh và Xã hội phường kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến việc tổng hợp hồ sơ không kịp thời, đầy đủ; ở cấp quận, việc nắm bắt về thân nhân đối tượng người có công thường không rõ ràng; ở cấp thành phố, do số lượng đối tượng đề nghị giải quyết chính sách toàn thành phố nhiều nên việc tra cứu hồ sơ gốc thường chậm, nhiều hồ sơ bị thất lạc, rách nát làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, xét duyệt hồ sơ quyết định giải quyết chính sách. Do đó, cần thực hiện đổi mới công tác này theo một số nội dung cụ thể sau:

- Nghiên cứu thành phần tham gia Hội đồng xét duyệt cấp phường để quy định lại thành phần tham gia phù hợp với từng loại hồ sơ đề nghị xác nhận người có công. Giao cụ thể cho Chủ tịch UBND phường phải chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác nhận đối tượng của phường mình. Công chức Lao động Thương binh và Xã hội phường tổng hợp cụ thể, đầy đủ hồ sơ theo quy định, phân loại hồ sơ trình Hội đồng xác nhận cấp phường xét duyệt theo từng diện hưởng trợ cấp ưu đãi.

- Đối với cấp quận, chú trọng kiểm tra các thủ tục hành chính, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng được thụ hướng chính sách. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nắm bắt và trực tiếp cử công chức chuyên môn về các phường hướng dẫn, cùng với Hội động xác nhận phường xét duyệt một số diện hồ sơ phức tạp.

3.2.2.3. Đổi mới các hình thức chăm sóc người có công, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và chăm lo mộ, nghĩa trang liệt sỹ

Từ năm 1995, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu với Nhà nước 5 chương trình tình nghĩa đối với người có công: phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng tại gia đình; xây dựng “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa; tặng Sổ tiết kiệm tình nghĩa và một chương trình công tác đặc biệt là công tác mộ - nghĩa trang liệt sỹ. Từ đó đến nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chưa có định hướng, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo đổi mới các nội dung hoạt động này. Trong khi một số chương trình trên hiện không còn phù hợp. để đổi mới các hình thức chăm sóc người có công cần thực hiện một số nội dung sau:

- Rà soát, loại bỏ một số chương trình chăm sóc người có công không còn phù hợp, thay vào đó là các chương trình thiết thực, phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp như: vận động các cơ quan, đơn vị hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người có công có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Về hình thức có thể hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, bằng hiện vật hoặc trực tiếp xây mới nhà tình nghĩa tặng đối tượng người có công.

- Ưu tiên giải quyết việc làm cho con em của người có công trên địa bàn quận. Xem xét ưu tiên tuyển dụng con em người có công vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức khi con em của họ đã tốt nghiệp các trường Đại học công lập chính quy, đúng chuyên ngành cần tuyển dụng. Khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận tuyển dụng con em của người có công đã được đào tạo theo các trình độ phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; các tổ chức y tế phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện khám chữa bệnh, cấp thuốc cho người có công.

- UBND quận xây dựng, trình HĐND quận ban hành Nghị quyết về trích ngân sách quận để thực hiện các hoạt động chăm sóc người có công như: hỗ trợ sửa chữa nhà ở và hỗ trợ người có công bị mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn đột xuất; đưa người có công đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại các khu di tích

lịch sử, cách mạng, lập quỹ học bổng cho con của người có công đạt thành tích cao trong học tập…

- Đầu tư xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng người có công của quận. Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có nhiều đối tượng như thương, bệnh binh thân nhân liệt sỹ tuổi cao, sức khỏe yếu, bệnh tật kinh niên nhưng không có người chăm sóc, bởi vì nhiều trường hợp không có con, cháu hoặc con, cháu ở xa; đặc biệt các cháu là con đẻ của người nhiễm chất độc hóa học dẫn đến bị tàn tật nặng. Họ rất cần được chăm sóc, nuôi dưỡng ngay trên địa bàn quận.

- Đối với công tác mộ - nghĩa trang liệt sỹ: Trong thời gian qua, việc xây dựng, tu sửa nâng cấp phần mộ và nghĩa trang liệt sỹ chủ yếu được lấy từ ngân sách của các phường, số còn lại là kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị đóng trên địa bàn. Do đó, hàng năm UBND Thành phố cần có cơ chế và bố trí trích một khoản ngân sách để hỗ trợ việc tôn tạo, sửa chữa các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần quan tâm chỉ đạo việc bảo quản, chăm sóc các công trình ghi công liệt sỹ bằng các biện pháp như giao trách nhiệm cho các trường học, đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đảm nhận công việc này.

3.2.2.4. Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ cho người có công

Trong bối cảnh này, chúng ta không thể tự thỏa mãn với những kết quả bước đầu của Đề án 30 mà phải tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa. Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, trong đó có người có công với cách mạng và là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng dựa trên cơ sở đó là: Trong thời gian qua, bằng các văn bản cụ thể đó là Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của

lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định số 1062/QĐ-BLĐTBXH ngày 11/8/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Để cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng tiếp tục có những kết quả mới, cần tập trung vào những nội dung sau:

Nhận thức đúng về tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính: Trong nhiều yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính thì nhận thức là yếu tố rất quan trọng, bao gồm nhận thức của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như nhận thức của người dân và người có công với cách mạng về công tác này.

- Về phía khối cơ quan Lao động Thương binh & Xã hội, phải coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các cơ quan hành chính nhà nước, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Cần quán triệt tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức tinh thần cốt lõi của cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng là việc nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, người có công với cách mạng và thân nhân của họ ngày một tốt hơn, chất lượng hệ thống thể chế ngày một cao hơn, nguồn lực xã hội phải được sử dụng có hiệu quả nhất. Cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng không phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà cốt lõi là những sửa đổi này phải đi vào cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, người có công với cách mạng lấy sự hài lòng của người dân và người có công với cách mạng và hiệu quả quản lý nhà nước làm thước đo cho kết quả cải cách hành chính. Rà soát, đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền bãi bỏ những thủ tục hành chính về người có công không cần thiết và không còn phù hợp; công khai hóa các quy định về chính sách đối với người có công với cách mạng để mọi người biết và thực hiện cho đúng.

- Về phía người dân, người có công với cách mạng, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, cần hiện thực hóa tinh thần “Chung tay cải cách thủ tục hành chính”, đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan hành chính các cấp thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính. Đề xuất những sáng kiến cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người có công góp phần quan trọng bảo đảm sự thành công cho nhiệm vụ đầy khó khăn nhưng rất có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.

3.2.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lao động - thương binh và xã hội

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền quận và các phường. Đây là biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm về số lượng, chất lượng, có cơ cấu phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá trong công tác cán bộ.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội của quận Cầu Giấy từ cấp quận đến cấp phường có phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phần lớn cán bộ, công chức có tinh thần đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận, nhất là cán bộ, công chức phường còn một số hạn chế.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận trong thời gian tới cần tập trung vào các quan điểm chính sau:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận phải gắn với hoạt động thực tiễn để tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.

- Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của công tác lao động - thương binh, xã hội đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của chính quyền quận.

- Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 95 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)