Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

địa phương và những giá trị tham khảo cho quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

1.5.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công ở một số địa phương

1.5.1.1. Kinh nghiệm của quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Trong những năm vừa qua, công tác thực thi chính sách đối với người có công luôn được Đảng bộ và Chính quyền quận Hoàn Kiếm quan tâm chỉ đạo và thực sự đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách trên địa bàn đã trở thành một việc làm thường xuyên, một nét đẹp văn hóa của chính quyền và nhân dân quận.

Trong 05 năm thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, quận Hoàn Kiếm đã ban hành 25 kế hoạch để triển khai và đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công. Trong 5 năm, quận đã tổ chức 20.440 lượt phát thanh, căng treo 10.400 pano, khẩu hiệu; Tổ chức trên 30 hội nghị tập huấn, giao lưu, tọa đàm phổ biến chính sách ưu đãi người có công và các văn bản liên quan tới trên 6.000 lượt cán bộ tham dự. Đồng thời, quận tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ thực hiện chính sách đối với người có công. Đến nay, đã có trên 4.000 lượt cán bộ được bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó 100% số công chức thực hiện chính sách đối với người có công các cấp được tham dự.

Đồng thời, quận còn tăng cường đối thoại với người có công để kịp thời giải quyết chế độ, chính sách. Các hồ sơ của công dân được thực hiện qua phần mềm “một cửa liên thông” từ phường tới quận. Tổng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua Bộ phận một cửa của quận là 3.056 hồ sơ, không có hồ sơ bị giải quyết chậm. Hàng năm, UBND quận có kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình

thực thi chính sách đối với người có công tại 18 phường thuộc quận. Trong 5 năm vừa qua quận đã kiểm tra 63 lượt tại cơ sở, 100% các phường trực thuộc được kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ.

Để tạo điều kiện thực thi chính sách đối với người có công đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; đúng, đủ, kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật, quận đã đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện; thường xuyên chỉ đạo rà soát, bổ sung và công bố các thủ tục hành chính theo quy định; đề nghị điều chỉnh, hủy bỏ, thay thế, các thủ tục không còn phù hợp hoặc đã hết hiệu lực thuộc lĩnh vực người có công để tránh chồng chéo, thống nhất thực hiện; xây dựng, nâng cấp và triển khai các phần mềm quản lý đối tượng người có công và gia đình người có công nhằm thống nhất tổ chức thực hiện và quản lý đối tượng ngày càng tốt hơn.

Với những biện pháp trên, trong 5 năm vừa qua quận Hoàn Kiếm có trên 40.000 người được công nhận người có công (trong đó có 1.507 liệt sĩ, 75 mẹ Việt Nam anh hùng, 1.144 thương bình và người hưởng chính sách như thương binh, 01 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 04 Anh hùng lao động trong kháng chiến, 24 người có công giúp đỡ cách mạng, 208 người hoạt động kháng chiến và con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 106 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, 36.933 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc), có 2.330 đối tượng có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước.

Quận Hoàn Kiếm đã vận động xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" đạt trên 10 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trên 200 nhà ở của người có công với tổng số tiền 6,68 tỷ đồng; trao tặng 3.050 sổ tiết kiệm trị giá 3,55 tỷ đồng. 100% các bà Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời; thực hiện chế độ chính sách tới 17.750 lượt người với tổng số tiền trên 300 tỷ đồng đảm bảo an toàn, đúng, đủ, kịp thời. Con em gia đình

chính sách được quan tâm hỗ trợ học tập, dạy nghề, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, nhà ở, vay vốn lập nghiệp...

Bằng những việc làm chu đáo, thiết thực, trong 5 năm qua quận Hoàn Kiếm luôn được Thành phố đánh giá, ghi nhận là điểm sáng về phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân dịp 70 năm Ngày thương binh liệt sỹ, UBND Thành phố đã có quyết định tặng cờ cho cán bộ và nhân dân quận Hoàn Kiếm, tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 01 cá nhân và 05 người có công thuộc quận có nhiều thành tích đóng góp trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của Thủ đô; Bộ LĐ- TB&XH tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 01 cá nhân và 05 người có công thuộc quận có nhiều thành tích đóng góp trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2012-2017.

Điểm mạnh của quận Hoàn Kiếm trong thực thi chính sách ddoois với người có công là đã xây dựng được phong trào rộng khắp, huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn quận.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong lĩnh vực người có công: quận đã thực hiện chi trả kịp thời chế độ ưu đãi thường xuyên cho người có công với cách mạng; các chính sách ưu đãi đối với người có công đều được triển khai thực hiện đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng; các chủ trương, chính sách đối với người có công được triển khai rộng khắp đến cơ sở thông qua phong trào xây dựng các phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ bằng nhiều hình thức như: xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa… Các hoạt động này đã góp phần nâng cao mức sống của hộ gia đình chính sách bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú.

Trong các hoạt động chăm sóc người có công, quận Bắc Từ Liêm còn bố trí ngân sách để tổ chức đưa, đón đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung tại các cơ sở điều dưỡng trong và ngoài Thành phố.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng việc thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận vẫn còn một số hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách đối với người có công chưa sâu rộng; việc tổ chức triển khai, hướng dẫn thực thi chính sách đối với người có công chưa kịp thời; theo dõi, quản lý đối tượng người có công chưa tốt, đặc biệt việc xác lập hồ sơ giải quyết chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công qua các thời kỳ còn chậm. Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ và thống nhất; cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người có công còn kiêm nhiệm nhiều việc.

1.5.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Thái Bình

Trong những năm qua dù còn nhiều khó khăn nhưng việc triển khai thực thi chính sách đối với người có công ở thành phố Thái Bình luôn được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần nâng cao đời sống người có công và gia đình chính sách.

Thái Bình là tỉnh giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, giữ nước, đã có hơn 40 vạn người con Thái Bình gia nhập các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, trong đó có hàng vạn người tham gia kháng chiến chống Pháp. Hiện nay toàn thành phố có trên 6 nghìn liệt sĩ, 9 nghìn thương, bệnh binh, 2 nghìn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày trong các nhà tù của thực dân, đế quốc. Gần 9 nghìn gia đình có công với nước, gần 12 nghìn người nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin, có 928 mẹ được phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Với truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", trong hơn 65 năm qua, Đảng bộ, nhân dân thành phố Thái Bình đã thường

xuyên thực hiện tốt chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" đã trở thành phong trào sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị và trong các tầng lớp nhân dân.

Song song với việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công, phong trào vận động thu, ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng mở rộng và phát triển, đã hỗ trợ cho các đối tượng chính sách trong việc xây mới, tu sửa, nâng cấp nhà ở, trợ cấp cho các đối tượng khó khăn, đầu tư cho công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, hỗ trợ chăm sóc thương binh nặng.

Phòng Lao động Thương binh Xã hội thành phố Thái Bình đã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có công. Tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho trên 10 nghìn đối tượng người có công; thực hiện đầy đủ các chính sách về chăm sóc sức khỏe; trang cấp, ưu đãi giáo dục đào tạo và các chính sách khác đối với người có công. Xử lý trên 300 trường hợp tồn đọng hồ sơ người có công, trong đó đề nghị xem xét xác nhận người có công, đã giải quyết suy tôn 06 trường hợp liệt sĩ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho 81 trường hợp Mẹ Việt Nam anh hùng.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng công tác thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thành phố Thái Bình vẫn còn có những hạn chế: còn tồn đọng nhiều hồ sơ công nhận thương binh, liệt sỹ, người bị nhiễm chất độc da cam chưa được giải quyết; một vài cán bộ làm công tác thương binh - liệt sĩ lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)