Từ nghiên cứu kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công ở quận Hoàn Kiếm, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và thành phố Thái Bình, chúng ta có thể rút ra một số giá trị tham khảo cho quận Cầu Giấy, đó là:
- Để triển khai tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả, đúng các quy định của pháp luật, các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức trực tiếp thực thi chính sách cần nắm bắt kịp thời những quy định mới của Trung ương cũng như của Thành phố về các chế độ, chính sách đối với người có công.
- Để triển khai thực thi chính sách đối với người có công đạt được mục đích của chính sách, các chủ thể thực thi chính sách cần xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách cụ thể; phân rõ chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức; chuẩn bị tốt các nguồn lực để thực thi chính sách.
- Chính quyền quận cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người có công bằng nhiều hình thức khác nhau; chủ động phối hợp với Đảng uỷ, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong suốt quá trình thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận.
- Ngoài các chế độ trợ cấp do Nhà nước quy định, cần huy động nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện các hoạt động, chương trình hỗ trợ người có công khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thương binh, liệt sỹ và người có công; thường xuyên kiểm tra, giám sát, khen thưởng những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức vi phạm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng.
- Thường xuyên tổ chức đối thoại với người có công để nắm được tâm tư, nguyện vọng của họ; lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân để không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực thi chính sách.
- Đẩy mạnh giải quyết tồn đọng hồ sơ về xác nhận người có công qua các thời kỳ. Triển khai thực hiện đồng bộ chế độ ưu đãi nhằm nâng cao mức sống người có công để bản thân và gia đình họ có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của xã hội.
- Củng cố, nâng cấp các cơ sở điều dưỡng, nuôi dưỡng thương, bệnh binh, người có công và các cơ sở đào tạo nghề để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho con em các đối tượng chính sách người có công.
- Mở rộng mô hình xã hội hóa nuôi dưỡng, chăm sóc người có công; động viên người có công phát huy truyền thống cách mạng, khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thực thi chính sách đối với người có công.
Tiểu kết Chương 1
Thực thi chính sách đối với người có công là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Thực thi chính sách đối với người có công thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sự tri ân đối với những người đã có công đối với đất nước, là nét đẹp trong đời sống của dân tộc Việt Nam.
Trong chương 1, học viên đã trình bày, làm rõ các khái niệm có liên quan đến thực thi chính sách đối với người có công: chính sách, chính sách đối với người có công, thực thi chính sách đối với người có công; khái niệm người có công; nội dung, quy trình thực thi chính sách đối với người có công; đặc điểm, vai trò của thực thi chính sách đối với người có công; các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người có công. Trong chương 1, học viên cũng đã trình bày kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công của một số địa phương, qua đó rút ra các giá trị tham khảo cho quận Cầu Giấy nhằm đẩy mạnh thực thi chính sách đối với người có công trong thời gian tới.
Trình bày, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách đối với người có công là cơ sở để học viên phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách này trên địa bàn quận Cầu Giấy ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ