Đặc điểm cơ bản của thực thi chính sách đối với người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Thực thi chính sách đối với người có công là tổng thể các các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình họ nhằm không ngừng nâng cao đời sống người có công, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực thi chính sách đối với người có công có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, thực thi chính sách đối với người có công không chỉ mang tính

chính trị, kinh tế, xã hội, mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Ưu đãi và chăm sóc người có công luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy ngày 27/7 là ngày Thương binh - Liệt sĩ. Trong hơn 70 năm qua, chính sách đối với người có công được triển khai toàn diện, không chỉ thể hiện sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công mà còn góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững đất nước.

Thực thi chính sách đối với người có công thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người

có công luôn được chú trọng, bổ sung và hoàn thiện dưới các dạng Nghị định, Quyết định, Thông tư. Việc thực thi chính sách đối với người có công được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ, thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Hai là, mục đích của thực thi chính sách đối với người có công nhằm tôn

vinh, ghi nhận sự cống hiến, hy sinh của người có công, góp phần chăm sóc, ổn định đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình họ, tạo sự ổn định chính trị, phát triển xã hội; đồng thời, là sự thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Ba là, chủ thể thực thi chính sách đối với người có công là Đảng và Nhà

nước. Theo đó, Đảng đề ra quan điểm, chủ trương lãnh đạo; Nhà nước quy định về chế độ, chính sách; các bộ, ban, ngành theo phạm vi, chức năng hướng dẫn triên khi thực hiện chính sách; cấp ủy, chính quyền các địa phương vừa là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch, vừa tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công ở địa phương.

Lực lượng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là các cấp, các ngành; cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các địa phương.

Bốn là, đối tượng hưởng chính sách đối với người có công bao gồm: người

có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; thân nhân người có công với cách mạng (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con người có công với cách mạng; người nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ); các đối tượng khác: người thừa kế của liệt sĩ; người được giao thờ cúng liệt sĩ; người phục vụ theo quy định; người tổ chức mai táng khi người có công với cách mạng chết.

Năm là, tổ chức thực thi chính sách đối với người có công là quá trình hoạt

động của các chủ thể, lực lượng nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách đối với người có công một cách hiệu quả. Theo đó, theo phạm vi và chức năng, các tổ chức, cá nhân nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung của chính sách; làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng và nhân dân; chuẩn bị đẩy đủ các nguồn lực và tổ chức thực hiện chính sách khoa học, hợp lý, dân

chủ, công khai, công bằng; phân công trách nhiệm cụ thể; tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm trong thực thi chính sách đối với người có công.

Sáu là, quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công là quá trình

tổ chức, điều hành hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với người có công nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của Nhà nước trong việc đãi ngộ, ưu tiên đặc biệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thực thi chính sách đối với người có công; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực thi chính sách; các bộ, ban, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền của mình thực hiện quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công; UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công trong phạm vi địa phương mình; cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương giúp UBND cùng cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công tại địa phương.

Bảy là, nguồn lực thực hiện chính sách đối với người có công được thực

hiện bằng hai nguồn lực chính: nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Theo đó, ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công chủ yếu bằng hình thức trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác (chu cấp trang thiết bị, điều dưỡng, nhà ở, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang, việc làm, vay vốn…). Ngoài ngân sách Trung ương, các địa phương bố trí thêm kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực thi chính sách đối với người có công.

Cùng với nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn lực xã hội hóa thông qua các hoạt động vận động các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân

ở trong nước và nước ngoài xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, tặng sổ tiết kiệm, xây tặng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… góp phần quan trọng trong thực thi chính sách đối với người có công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)