Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG văn hóa CÔNG sở TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước tại HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 84 - 91)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những mặt tích cực của thực trạng văn hóa công sở trong các cơ quan HCNN tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, vẫn tồn tại những mặt hạn chế khi thực hiện Quy chế Văn hóa công sở, nguyên nhân là do:

Nhận thức của cán bộ công chức nói chung và lãnh đạo một số cơ quan HCNN tại huyện Quảng Ninh chưa đầy đủ và coi nhẹ do đó đã không thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện văn hoá công sở trong Chương trình cải cách hành chính đang thực hiện. Do vậy, quy chế ban hành nhưng không triển khai thực hiện và đánh giá thông qua báo cáo hàng tháng, quý, năm mà chỉ nhắc nhở thực hiện thông qua các cuộc họp giao ban.

Do ảnh hưởng của nền hành chính quan liêu, bao cấp nên một bộ phận CBCCVC đã không thấy được tầm quan trọng của văn hoá công sở mà chủ yếu dựa trên những thói quen, nếp nghĩ cũ đã lỗi thời, lạc hậu. Chẳng hạn như: Hút thuốc lá, lập bàn thờ và thắp hương trong phòng làm việc; hay cách xưng hô mang tích chất gia đình như anh, chú, chú cháu, thằng em...tại công sở. Hay việc lạm dụng thời giờ làm việc của nhà nước để làm việc riêng cũng đang tồn tại như đi muộn, về sớm đến cơ quan còn dành thời gian cho uống trà, tán gẫu, chơi game trên máy tính. Bên cạnh đó là nhận thức về công việc còn cho rằng đang tồn tại cơ chế xin - cho trong quan hệ hành chính giữa cán bộ, công chức trong CQHCNN với nhân dân. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ: “Những người trong công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Cần: làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm; Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười

biếng tức là lừa gạt dân; Kiệm: Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều; Liêm: Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ Trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu; Chính: Mình và người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mệnh”.[16, tr. 104-105].

Theo Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh: “Lỗi ở đây không phải là môi trường làm việc - công sở. Cái chính là những con người nơi đây - họ chưa nhận thức được công việc của họ là phục vụ người dân, những người đang nộp thuế để trả lương cho họ. Mặt khác, công chức nước ta vẫn thiếu các kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ. Họ chưa biết nói chuyện bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ. Thay vì làm cho ánh mắt của mình dễ chịu, thân thiện, họ lại thường mang khuôn mặt lạnh lùng. Chúng ta cũng phải thông cảm với họ là áp lực công việc cao, công việc phức tạp và đòi hỏi phải đầu tư về mặt tâm trí rất lớn. Còn người dân khi đến các công sở thường e dè, chưa chủ động tìm

hiểu quy trình, luật lệ. Tâm lý thụ động này cũng tác động đến thái độ của công chức”.

Chính những nguyên nhân đó ảnh hưởng đến sự nghiêm trang của công sở, hiệu quả, chất lượng công tác; sự lãng phí tiền của, thời gian của nhà nước và nhân dân. Do vậy đã không phát huy được giá trị văn hoá nơi công sở mà lẽ ra phải được hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc.

Thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện của các cấp quản lý, thậm chí có nơi còn buông lơi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ” [16, tr. 276]. Tình trạng ít quan tâm đến ý kiến đóng góp của người dân; chưa công khai hoá các thủ tục, quy trình tiếp dân cũng như chế độ công tác, những việc phải làm và không được làm của cán bộ, công chức đối với từng công việc cụ thể để nhân dân biết, thuận tiện cho việc thực hiện và làm tốt vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Chưa chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hoá công sở thông qua các cơ sở đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước nhằm trang bị kiến thức về văn hoá công sở, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng các tiêu chí để thực hiện tốt văn hoá công sở, kế hoạch lộ trình cải cách hành chính cũng như những lợi ích của việc thực hiện thành công cải cách hành chính nhà nước. Do vậy, nhận thức của cán bộ, công chức về văn hoá công sở còn mang tính khuân mẫu, chưa hiểu hết giá trị cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện văn hoá công sở.

Công tác quản lý, tổ chức cán bộ chưa được coi trọng thường xuyên ở một số nơi như việc mất dân chủ trong quy trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, thiếu sự kiểm tra, quản lý cán bộ theo quan điểm chỉ quản lý cán bộ trên cơ sở kết quả công tác mà không quan tâm tới việc giáo dục chính trị, tư tưởng, nắm

bắt tâm tư tình cảm, những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ dưới quyền, bởi “ công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [16, tr. 273]. Do đó, dẫn đến tình trạng cán bộ mắc sai phạm mà lãnh đạo đơn vị không biết, quan hệ ứng xử của đồng nghiệp bị ảnh hưởng do mất đoàn kết nội bộ, mâu thuẫn trong công việc.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Do sự tác động ảnh hưởng của quan hệ quốc tế đã kéo theo sự giao thoa giữa các nền văn hoá đã tác động đến nhận thức cũng như một số quan niệm của cán bộ, công chức bị mai một như lối sống phô trương, buông thả, thực dụng, coi trọng đồng tiền, quan hệ giữa con người với nhau được xác định bằng vật chất.

Sự bùng nổ thông tin của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại như Intenet, phim ảnh, truyền hình... đã du nhập vào nước ta nói chung và công sở nói riêng như một tất yếu của xu hướng phát triển nhân loại, bên cạnh những tiện ích của khoa học công nghệ phục vụ tốt công việc quản lý hành chính nhà nước và các hoạt động công vụ của công chức đã phát sinh một số vấn đề làm ảnh hưởng đến văn hoá công sở như: Việc khai thác intenet không đúng mục đích (Thường chơi game, đọc báo, xem phim, facebook, zalo...) gây ra sự lãng phí về thời giờ làm việc, tiền bạc của nhà nước và nhân dân.

Trang bị chưa đầy đủ về cơ sở, vật chất phục vụ và giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức như: phương tiện phục vụ công tác, hệ thống camera tự động được lắp đặt tại những nơi làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, những nơi dễ phát sinh tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Mặt khác, nếu được đầu tư trang thiết bị làm việc đầy đủ và hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển văn hoá công sở một cách tích cực và có ảnh hưởng nhất định đối với cách thức công vụ được giải quyết nói chung cũng như các quan hệ nhân sự với nhân dân nói riêng.

Chưa có quy định về chế độ khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện văn hoá công sở, chẳng hạn như đưa ra các mức khen thưởng bằng vật chất nếu thực hiện tốt văn hoá công sở, kèm theo đó là khen thưởng về tinh thần như tặng giấy khen, bằng khen, xếp loại và bình xét thi đua, xem xét trong việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Ngược lại, đưa ra các hình thức kỷ luật về vật chất, phi vật chất nếu thực hiện không tốt hay vi phạm thực hiện văn hoá công sở. Chế độ tiền lương và phụ cấp cũng chưa đảm bảo.

Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về văn hoá công sở đến mọi cán bộ, công chức chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao mà cụ thể là việc chấp hành quy chế chỉ mang tính hình thức. Như đánh giá ở trên, nơi nào, cơ quan nào có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, có nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú thì ở đó sẽ có sức thu hút lớn và được duy trì thường xuyên. Việc phát huy các kỹ thuật nhân sự như kèm cặp, chỉ bảo cũng chưa coi trọng như một biện pháp để xây dựng văn hoá tích cực trong công sở. Hoạt động cụ thể của hạn chế này là việc tuyên truyền cho các nhân viên mới hoặc trẻ về văn hoá công sở cũng như những mối quan hệ, quan niệm trong công việc nhằm tạo nên sự đồng thuận trong hoạt động công vụ.

Qua đó, có thể khẳng định văn hóa công sở có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan. Vì vậy để xây dựng một nền văn hóa công sở hiện đại, đáp ứng được nhu cầu cải cách nền hành chính hiện nay đã và đang là công việc mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị nào cũng cần quan tâm để đề ranh]xng tiêu chí cụ thể, thích hợp. Đó cũng chính là những biện pháp tích cực góp phần hình thành chung văn hóa công sở mà mỗi cán bộ, công chức, cần phải hướng tới.

Tiểu kết chương 2

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có những đặc điểm riêng biệt về tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử văn hóa, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước. Chính điều đó đòi hỏi các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức cần căn cứ vào đặc điểm của địa phương, văn hóa của địa phương để đề ra những tiêu chuẩn, chuẩn mực, giải pháp tích cực để xây dựng và phát triển văn hóa công sở phù hợp, vừa giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa hiện đại của thể giới, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, văn minh.

Đánh giá thực trạng việc xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bnhf trong thời gian qua cho thấy đã thu được những kết quả tích cực cần tiếp tục kế thừa và phát huy như: đã đáp ứng cơ bản các nguyên tắc, yêu cầu trong văn hóa công sở, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về văn hóa công sở; Cán bộ, công chức, viên chức có thiện chí giúp đỡ nhân dan, không có thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu; đồng thời, cán bộ, công chức, viên chức cần phải thuần thục chuyên môn, nghiệp vụ và có thái độ ứng xử giao tiếp văn minh, lịch sự.

Tuy vậy, việc xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cũng còn bộc lộ những hạn chế cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới như chưa quán triệt các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng văn hóa công sở; chưa có sự giám sát, tổng hợp, đánh giá cụ thể việc xây dựng văn hóa công sở; công tác tuyên truyền, quán triệt xây dựng văn hóa công sở chưa quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chính của những hạn chế, yêu kém nói trên bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Kết quả nghiên cứu chương hai cho thây xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình muốn thành công thì cần có những giải pháp cụ thể giúp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt các nội dung trong Quy chế văn hóa công sở.

Chương 3

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG văn hóa CÔNG sở TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước tại HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)