Ngày nay khi đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu về trang phục của xã hội nói chung và của cán bộ, công chức hiện đang công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nói riêng cũng có nhiều thay đổi, đa dạng và phong phú hơn. Do đó, việc thực hiện thống nhất trang phục, lễ phục của cán bộ, công chức là một nội dung rất quan trọng trong văn hóa công sở. Tất nhiên, không yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh phải có trang phục riêng hay đồng phục, tùy một số phòng, ban đặc thù (như phòng Thanh tra) mà điều quan trọng là cán bộ, công chức, viên chức phải tự ý thức được cần mặc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, công việc và vị trí của bản thân.
Bên cạnh đó, vẫn còn không ít cơ quan, phòng ban khi bước vào, ngơ]fi dân sẽ thấy ngay sự lộn xộn trong cách ăn mặc của cán bộ, công chức cơ quan đó...mà có thể nói là sự "đa sắc màu" về trang phục của cán bộ, công chức. Nhìn chung vẫn thấy xuất hiện sự tùy tiện, thậm chí là cẩu thả của một số cán
bộ, công chức, mà không ít người trong đó, hàng ngày tiếp xúc với nhiều người dân.
Người dân sẽ thấy phản cảm khi chứng kiến nữ cán bộ, công chức, viên chức quần ống thấp, ống cao, tóc tai buộc cẩu thả, thậm chí có những người đi dép lẹt quẹt vang cả hành lang. Đó chưa kể đến những người thường xuyên ăn mặc lòe loẹt, quá cách điệu, không phù hợp chút nào với môi trường công sở phải tiếp xúc với nhiều người dân. Còn nam giới, tuy đơn giản hơn nhưng vẫn có tình trạng áo không có cổ...Chính những điều trên xuất phát từ sự thiếu nghiêm khắc của chính bản thân họ và chính cơ quan họ đang công tác trong việc ban hành các nội quy, quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan mình.
Tóm lại, về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức nhìn chung chưa được hợp lý, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa cán bộ, công chức với người dân, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết công việc được giao, vì vậy, dù chưa aw ra một chuẩn về cách ăn mặc song dựa trên tính chất công việc đặc thù của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh mà việc sử dụng trang phục sao cho hợp lý.
Đeo thẻ là một cách thể hiện tác phong làm việc của người cán bộ, công chức, viên chức và nếp sống văn minh trong công sở. Đeo thẻ trong giờ làm việc hoặc khi thi hành nhiệm vụ, công vụ không những đã được quy định nhiều trong văn bản mà còn thể hiện ngay trong nội quy, quy chế thực hiện nếp sống văn minh công sở và ngày càng trở thành quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại thi đua tháng, quý, năm của nhiều cơ quan, đơn vị. Việc đeo thẻ của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong khi thực hiện nhiệm vụ đã dần đi vào nề nếp, nhất là đối với cán bô, công chức, viên chức phải thường xuyên tiếp xúc với người dân. Có tới 70% đánh giá là cán bộ, công chức, viên chức thường
xuyên đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Thông qua thẻ giúp người dân nhận ra người đang tiếp xúc với họ là ai, chức vụ gì, làm việc tại phòng nào đồng thời giúp cho cán bộ, công chức, viên chức đó tự ý thức được trách nhiệm, hành vi của mình.
Việc đeo thẻ nghiêm túc có tác dụng nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức về ý thức, trách nhiệm của mình khi thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy bên cạnh những cán bộ, công chức, viên chức chấp hành tốt, thực hiện một cách thường xuyên có nề nếp thì vẫn còn một vài cơ quan chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về việc đeo thẻ khi thi hành nhiệm vụ. Một lý do mà người đeo thẻ thường đưa ra là: quên không đeo thẻ; ai cũng biết rồi không cần đeo thẻ; thấy người khác (đồng nghiệp) không đeo thẻ; không muốn người khác biết rõ họ, tên và chức danh của mình khi thi hành nhiệm vụ. Còn nhận thức đeo thẻ - coi đây là việc không quan trọng, mang tính hình thức, chủ yếu là làm tốt nhiệm vụ. Ngoài ra còn một lý do khác như: Làm việc trong một khu hành chính, cuộc họp hay hội nghị cán bộ, công chức khối chính quyền thì phải đeo thẻ nhưng cán bộ Đảng, đoàn thê ... thì không phải đeo đã tác động về mặt tâm lý đối với người đeo thẻ; đã nhắc nhở nhiều lần nhưng có người vẫn cố tình không đeo, lãnh đạo không đeo thẻ nên khó chấn chỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền; thực hiện việc đeo thẻ chưa đồng bộ, xử lý vi phạm thiếu kiên quyết; hiệu lực chấp hành văn bản quy định của nhà nước chưa nghiêm. Một nguyên nhân chính của bất cập này là do người đứng đầu cơ quan còn chưa có quy định rõ ràng, chưa có cơ chế giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm vì vậy mà tính răn đe chưa cao, chưa làm cho cán bộ, công chức, viên chức phải tự giác thực hiện.
Để duy trì quy định đeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức thì lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân làm việc trong đó cần xác định việc đeo thẻ trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ hiện nay không chỉ là việc chấp
hành quy định của pháp luật, chấp hành kỷ luật, kỷ cương mà còn là một cách thê hiện tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, thê hiện nếp sống văn hóa công sở.
Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể nhận thấy rằng, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh đều ý thức được việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và đeo thẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, một số phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc huyện Quảng Ninh cần phải thường xuyên tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức ý thức được sự cần thiết của đồng phục và đeo thẻ thì thực thi công vụ.