chính nhà nước của tỉnh Quảng Bình
Sau khi các văn bản hướng dẫn về xây dựng văn hóa công sở ra đời, cụ thể hóa Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ), Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể như: Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 01/2008/CT-UBND ngày 17/3/2008 về nâng cao trách nhiệm và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chơcs nhà nn]ơcs trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Ngày 17/1/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành chỉ thị số 19-CT/TU về chấn chính và tăng cường kỷ luật, xiết chặt kỷ cương hành chính trong CBCCVC, người lao động và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trangn tỉnh; Quyết định 01-QĐ/TU ngày 3/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó cuat người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 29/9/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong tình hình mới; Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày
18/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trong đó quy định cụ thể:
" Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
a) Trong thực thi nhiệm vụ, công vụ phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền;
b) Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được đánh bạc dưới mọi hình thức, kể cả tại casino;
d) Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật".
Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 28/12/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính trên toàn tỉnh của Ban thường vụ Tỉnh ủy càng làm rõ chủ trương, quan điểm của tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua.
Từ những nội dung trên, việc quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhằm giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn chuẩn mực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đáp ứng sự hài lòng của người dân và các tổ chức.
Việc xây dựng văn hóa công sở tại tỉnh Quảng Bình nói chung và trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh nói riêng đòi hỏi phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của hoạt động công vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, chú trọng đến đặc thù trong tổ chức, hoạt động của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị đòi hỏi phải có những quy định riêng về văn hóa công sở.
Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện đúng các quy định pháp luật về văn hóa công sở tại cơ quan, đơn vị mình.
Xây dựng văn hóa công sở phải hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính.
3.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Giải pháp đối với cán bộ, công chức về văn hóa công sở
3.2.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị
Cán bộ, công chức, viên chức sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, CBCCVC luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
Ngoài ra, CBCCVC luôn luôn gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
3.2.1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức
Để tạo tiền đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt trong cơ quan hành chính nhà nước thì các quy định về tiêu chí đạo đức cần đưa vào khuôn khổ pháp lý để làm cơ sở xác định những tiêu chuẩn và nguyên tắc bắt buộc về hành vi của mỗi cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ. Những quy định này phải cụ thể hóa các giá trị cơ bản trong cơ quan hành chính nhà nước và có hướng dẫn về các biện pháp chế tài. Qua đó, góp phần nâng cao phẩm chất, giá trị đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đồng thời tiến hành xây dựng quy chế đạo đức công vụ và mẫu giá trị mới cho cán bộ, công chức, bao gồm sự tôn trọng quyền con người, đề cao vai trò của sự chuyên cần, tinh thần kỷ luật, tính trung thực, trách nhiệm, phát huy cao độ ý thức tự giác và sự công bằng.
Các tiêu chí về giá trị đạo đức cần tuyên truyền sâu rộng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức và mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò về chuẩn mực của những giá trị nhân văn là nhân tố không thể thiếu trong nền hành chính hiện đại, dân chủ. Khi những giá trị này thấm nhuần trong xã hội, công luận là một áp lực tốt để cán bộ, công chức tự trau dồi đạo đức, tiếp thu những tinh hoa, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn để làm nền tảng cho quá trình nhận thức và tư duy về một phong cách, thái độ trong việc thực thi nhiệm vụ để ngày càng hoàn thiện bản thân. Từ đó, giải quyết công việc một cách có hiệu quả hơn, đồng thời thể hiện được các giá trị nhân văn, xứng đáng là công chức của nhà nước, công bộc thật sự của nhân dân.
Để có cơ sở cho việc xây dựng và tạo lập những tiêu chí về giá trị đạo đức chúng ta cần phải dựa trên những đặc điểm và phương pháp nhất định.
Thứ nhất, tiêu chí về giá trị đạo đức phải dựa trên đặc điểm chung mà người cán bộ, công chức cần phải có là phẩm chất đạo đức để làm việc đúng đắn, trung thực và có tinh thần trách nhiệm, hoạt động công khai, không phân biệt, thực thi nhiệm vụ nhằm vào kết quả. Bên cạnh đó, tiêu chí về giá trị đạo đức cần chú trọng đến đặc điểm riêng của chính cán bộ, công chức và đối với cơ quan hành chính nhà nước mà họ đã và đang làm việc.
Về đạo đức cá nhân, người cán bộ, công chức phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân, luôn có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn hoàn thiện bản thân, lấy hiệu quả công việc làm niềm vui, lẽ sống và là động cơ để phấn đấu trong suốt quá trình làm việc của mình.
Về đạo đức với cơ quan, người cán bộ, công chức phải trung thực, công bằng và không thiên vị, thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng với tinh thần tận tụy, nhiệt tình, phải luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công góp phần thực hiện các mục tiêu chung của cơ quan, xây dựng hình ảnh cơ quan giàu đẹp trong mắt mọi người.
Về mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới, người cán bộ, công chức sẵn sàng hợp tác giúp đỡ, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, quan tâm thường xuyên tới đồng nghiệp, xây dựng làm việc theo đội, nhóm với tinh thần tương trợ lẫn nhau khi thi hành nhiệm vụ. Thêm vào đó, phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người, tham gia góp ý đồng nghiệp một cách chân tình, thẳng thắn và trong sáng.
Về đạo đức với công chúng và với xã hội, người cán bộ, công chức phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, giải quyết công việc đúng thời gian quy định, không vụ lợi cá nhân.
Thứ hai, phương pháp hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, công chức. Trước hết, thành công về đạo đức của người cán bộ, công chức nên bắt đầu bằng phần lời tựa giới thiệu về lý do xây dựng bản tiêu chuẩn đạo đức. Tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ, công chức xây dựng theo một phương thức cụ thể.
Về phía các cơ quan hành chính nhà nước cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cho riêng mình. Sau khi hoàn thành cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban ngành, tổ chức có liên quan.
Về bản quy định các tiêu chuẩn đạo đức cần cô động, chính xác và cụ thể, viết bằng những thuật ngữ mang tính hành vi.
Cụ thể hóa quy chế về khen thưởng và kỷ luật. Điều chỉnh, nâng cao tiền lương và đãi ngộ vật chất, tinh thần hợp lý đối với cán bộ, công chức tạo động
lực quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức. Xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch.
Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật. Đây là điều kiện cần thiết để quản lý hiệu quả nguồn nhân lực tại các cơ quan hành chính nhà nước, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.
3.2.1.3. Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức
Trong thời kỳ mở cửa, cùng với hội nhập và phát triển kinh tế, các luồng văn hoá nước ngoài cũng theo đó mà vào. Làm thế nào để điều chỉnh những hành vi ứng xử nhằm mục đích bảo tồn văn hóa mà vẫn du nhập được văn minh, tiến bộ nhân loại? Điều này hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội chúng ta phải biết tự mình điều chỉnh quan điểm hành vi ứng xử sao cho phù hợp. Đặc biệt là cán bộ, công chức, những người đại diện cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các công việc liên quan. Đồng thời, xưng hô trong các cơ quan hành chính nhà nước là biểu hiện của văn hoá.
Người cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng mọi người, ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt….
Trong giao tiếp, ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc cho người dân, không được có thái độ hách
dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với người dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Khi giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp cần phải trung thực, thân thiện, hợp tác.
Giao tiếp, liên lạc qua điện thoại cần phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác, trao đổi nội dung cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, tập trung vào công việc cần giải quyết, không ngắt điện thoại một cách đột ngột, bất lịch sự.
Cần nhận thức rằng, văn hoá ứng xử, giao tiếp là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn hoá của cơ quan hành chính nhà nước. Trình độ văn hoá lại là một trong những thước đo đặc biệt để đánh giá giá trị của cán bộ, công chức. Mặt khác, văn hoá ứng xử, giao tiếp cũng là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt hoặc không tốt về cán bộ, công chức ngay từ những tiếp xúc đầu tiên, do đó ảnh hưởng khá lớn đến kết quả công việc của cán bộ, công chức hay của cơ quan hành chính nhà nước.
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là nhằm một mục tiêu cao nhất chính là nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng của dịch vụ công. Và khi hoàn thiện tốt cách thức giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức thì cũng là nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công. Vì khi đó người dân có thể tham gia vào các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được kiểm tra, giám sát, được ý kiến đối với các quá trình thi hành quyết định hành chính, điều đó sẽ giúp phát huy tính dân chủ của nhân dân.
Một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các cơ quan hành chính nhà nước đó chính là hoạt động tiếp công dân, lắng nghe những ý kiến phản hồi, đánh giá của người dân đối với quá trình hoạt động và làm việc của cơ quan mình. Khi đó cách thức giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức trở thành cầu nối quan trọng để cán bộ, công chức lắng nghe những ý kiến, quan điểm, giải bày của người dân đối với hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước, từ đó có thể phát huy tính dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.
Trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cách thức giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức đạt chuẩn mực lịch sự, văn minh sẽ góp phần tăng sự hợp tác, tình đoàn kết giữa các cán bộ, công chức, tạo ra một bầu không khí tâm lý thuận lợi trong cơ quan, tạo ra mối quan hệ gần gũi thân mật giữa cấp trên và cấp dưới. Trên cơ sở đó xây dựng thành công văn hóa công sở đặc thù của cơ quan hành chính nhà nước, hình ảnh đẹp của cơ quan hành chính nhà nước trong mắt người dân và bạn bè quốc tế.