Một số nội dung về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG văn hóa CÔNG sở TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước tại HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 41 - 48)

chính Nhà nước

Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước được cụ thể hóa và quy định trong Quy chế Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra, có rất nhiều nội dung được quy định rải rác tại một số văn bản khác, cụ thể:

Ngày 25 tháng 02 năm 1999, Bộ tài chính ban hành Quyết định số 20 về Quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở...; phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác theo quy định...Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan; niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCCVC của cơ

quan và khách đến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác. Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực cơ quan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan; có trang thiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảo yêu cầu xử lý khi có sự cố xảy ra. Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an. Phòng tiếp dân, tiếp khách phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi CBCC gặp gỡ, làm việc; khách đến liên hệ công tác phải đăng ký với bộ phận thường trực cơ quan để được hướng dẫn vào công sở và phải chấp hành sự chỉ dẫn của thường trực cơ quan.

Pháp lệnh CBCC năm 2003 đã quy định các chuẩn mực xử sự của CBCCVC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của CBCCVC; Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của CBCCVC; nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBCCVC trong công tác phòng, chống tham nhũng; Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi CBCCVC vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của CBCCVC.

Năm 2007, Bộ nội vụ ban hành Quyết định 03/2007 về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của CBCCVC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội; trách nhiệm của CBCCVC của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc thực hiện và xử lý vi phạm.

Ngày 2 tháng 8 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg. Quy chế quy định chi tiết các nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các nguyên tắc thực hiện; quy định việc thực hiện văn hoá công sở phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, hiện đại; phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước. Theo Quy chế này, các nhân viên cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong khi làm việc, tiếp xúc với dân, giao tiếp, ứng xử phải hết sức nghiêm túc, lịch sự, biết tôn trọng người dân; quy định cụ thể về trang phục; việc đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; việc bố trí phòng làm việc, treo biển hiệu cơ quan... Ngoài ra, Quy chế còn quy định các hành vi cấm đối với cán bộ công chức như: cấm hút thuốc lá, không được nói tục, không sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trừ trường hợp được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan)....

Qua thời gian triển khai thực hiện Quy chế, các công sở từ Trung ương đến địa phương đã được quan tâm đầu tư điều kiện và phương tiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công chức, đầu tư nâng cấp phòng tiếp dân, nơi giải quyết thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơi cho người dân đến giao dịch công việc; phong cách và thái độ làm việc của cán bộ công chức ở nhiều cơ quan đã có những chuyển biến tích cực, hầu hết cán bộ công chức đeo thẻ khi làm

việc, các công sở đều bố trí người và nơi trông giữ xe cho người dân khi đến giao dịch và liên hệ giải quyết công việc

Theo một văn bản chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ, CBCCVC phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trên các cơ sở đó, ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khoá 12 đã thông qua Luật số 22 về ban hành Luật cán bộ, công chức. Luật này quy định: Quản lý CBCC phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm công việc là phân công, phân cấp rõ người sử dụng, đáng giá, phân loại CBCC dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. Thực hiện bình đẳng giới.

CBCC trong khi thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định. Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản mà người thi hành phải thi hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành. Đồng thời phải gửi văn bản đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức, có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.

CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời nghiêm minh những CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch.

CBCC được nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước. CBCC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; làm việc trong các ngànhh, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

CBCC làm việc ở những ngành nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì ít nhất trong thời hạn năm năm kể từ khi được quyết định nghỉ hưu hoặc thôi việc thì không được làm việc cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoặc liên doanh với người nước ngoài.

Như vậy, trong Luật CBCC đã quy định về cán bộ, công chức, công sở, văn hoá công sở, môi trường làm việc. Đây là những điều kiện tốt tạo cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ CBCC vừa hồng vừa chuyên theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể là mỗi công chức phải giỏi tay nghề, có đạo đức, hành nghề đúng quy chế công vụ. Cùng các nhân tố khác trong hệ thống quản lý hành chính và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức là yếu tố đảm bảo cho công tác quản lý hành chính có hiệu lực và hiệu quả.

Để Luật Cán bộ, công chức đi vào cuộc sống, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010; ngày 20 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 365/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức, kèm theo đó là phụ lục những công việc cần làm cũng như thời gian triển khai, hoàn thành các nội dung trong Luật Cán bộ, công chức đã quy định.

Thực tiễn cho thấy đã đến lúc cần đưa vấn đề văn hoá công sở thành một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động công vụ của CBCCVC trong các CQHCNN, điều đó cũng thể hiện sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.

Trên đây là cơ sở pháp luật quan trọng cho việc ban hành và thực hiện quy chế văn hoá công sở tại CQHCNN. Đó không những chỉ là đòi hỏi tất yếu đối với quá trình cải cách hành chính nhà nước mà còn là sự cần thiết để chấn chỉnh tiến tới loại bỏ những nhiêu khê, trì trệ đang tồn tại trong tư tưởng của một bộ phận CBCCVC. Việc ban hành quy chế văn hoá công sở là phù hợp với Hiến pháp và quan điểm của Đảng về công tác cán bộ cũng như môi trường làm việc; đồng thời thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân về một nền hành chính phục vụ nhân dân, xứng đáng là công bộc của dân, đó còn là một đảm bảo pháp lý cao trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Sự ra đời của quy chế văn hoá công sở còn thể hiện tính pháp quyền, góp phần để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo chủ trương, đường lối của Đảng như Hiến Pháp 2013 quy định. Đồng thời, sẽ tạo dựng cho CBCCVC trong CQHCNN có thái độ phục vụ vì nhân dân, một môi trường làm việc hiện đại, khoa học và thân thiện.

Tiểu kết chương 1

Văn hóa công sở là một bộ phận thuộc phạm trù ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quyết định mà trực tiếp là do bản chất, vai trò, chức năng, phương thức tổ chức, hoạt động của công sở hành chính quyết định. Văn hóa công sở là nền móng sâu xa của công sở hành chính; văn hóa công sở là mục tiêu, là động lực duy trì, phát huy bản chất, vai trò của công sở, thúc đẩy cải cách và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các các cơ quan hành chính nhà nước.

Để góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể bỏ qua việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước. Văn hóa công sở chịu nhiều tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đồng thời văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước tạo nên các mối quan hệ ứng xử giữa cán bộ, công chức, viên chức với nhau và với người dân. Hành lang pháp luật sẽ tạo tiền đề để xây dựng tốt văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước từ đó CBCCVC trong CQHCNN có thái độ phục vụ vì nhân dân, một môi trường làm việc hiện đại, khoa học và thân thiện góp phần phát huy vai trò văn hóa công sở trong việc hiện đại hóa nền hành chính Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN QUẢNG NINH,

TỈNH QUẢNG BÌNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG văn hóa CÔNG sở TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước tại HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)