Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 39)

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và ban hành nghị quyết của

1.4.1. Yếu tố chủ quan

1.4.1.1. Sự lãnh đạo của Đảng

Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh được thể hiện qua các khía cạnh:

- Đảng đề ra chủ trương, đường lối, chiến lược về xây dựng pháp luật trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn về kinh tế - xã hội cũng như quan hệ xã hội phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội để định hướng HĐND tỉnh ban hành các chính sách cho phù hợp. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải nhất quán trong chủ trương, đường lối xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh.

- Đảng lãnh đạo nhưng Đảng phải tôn trọng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng xây dựng pháp luật, tránh bao biện, làm thay các cơ

quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND.

- Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xây dựng và ban hành nghị quyết, Đảng phải củng cố và nâng cao chất lượng các tổ chức đảng thuộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND. Đặc biệt là phát huy vai trò tích cực của đội ngũ đảng viên là đại biểu HĐND và các cán bộ, công chức tham gia vào việc xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND.

- Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và ban hành nghị quyết cần tránh hai khuynh hướng: Đảng can thiệp quá sâu vào hoạt động xây dựng nghị quyết của HĐND hoặc buông lỏng, khoắn trắng cho Nhà nước mà không quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động này.

1.4.1.2. Kỹ năng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc tham mưu xây dựng nghị quyết

Kỹ năng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc tham mưu xây dựng nghị quyết được thể hiện trên 02 khía cạnh sau:

- Việc phát hiện vấn đề cần ban hành chính sách, còn có cách gọi khác là sáng kiến chính sách: Vấn đề, nội dung được đề xuất, đưa ra để HĐND xem xét, quyết định là rất nhiều, trong khi nguồn lực để thực hiện có hạn, đòi hỏi làm rõ sự cần thiết, vấn đề ưu tiên để ban hành chính sách. Một vấn đề được xác định là cần thiết ban hành chính sách khi thỏa mãn các tiêu chí: Thể chế hóa các đường lối chủ trương chính sách của Đảng; đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân; có tính cấp thiết, khả thi, phù hợp với thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng dự thảo chính sách: Việc xây dựng dự thảo chính sách thường được giao cho một cơ quan chuyên môn chủ trì có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Để khâu dự thảo có chất lượng, cơ quan chủ trì soạn thảo cần lựa chọn người có chuyên môn sâu và am hiểu pháp luật và thực tiễn thực hiện. Việc dự thảo chính sách cần bảo đảm hài hòa các lợi ích,

giải quyết được các yêu cầu của thực tiễn, đúng pháp luật, có đủ nguồn lực thể thực hiện.

- Tham vấn ý kiến các cơ quan chức năng; đối tượng chịu tác động của chính sách và các chuyên gia: Bước này có thể được thực hiện bởi cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Kinh nghiệm cho thấy, không làm tốt khâu này thì chính sách dễ không sát thực tiễn, vì nó mang nặng ý chí chủ quan của người soạn thảo cũng như người quyết định.

- Việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, đặc biệt là ý kiến của các cơ quan liên quan và đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách là điều kiện quan trọng để bảo đảm chính sách khi ban hành có thể đi ngay vào cuộc sống.

1.4.1.3. Hoạt động thẩm định của cơ quan tư pháp, thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh

- Việc thẩm định của các cơ quan tư pháp nhằm bảo đảm thể thức văn bản; sự phù hợp và thống nhất với các quy định của pháp luật. Hoạt động thẩm định là căn cứ, cơ sở đánh giá các dự thảo nghị quyết do HĐND ban hành nhất các các nghị quyết QPPL, góp phần đảm bảo tính khả thi của nghị quyết. Trong quá trình thẩm định cơ quan tư pháp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá cơ bản những mặt được, chưa được của dự thảo nghị quyết. Theo đó, những ý kiến trong báo cáo thẩm định sẽ được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, sửa đổi, bổ sung góp phần nâng cao chất lượng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh.

- Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công là một trong các chức năng, nhiệm vụ của các Ban HĐND được quy định tại Điều 109, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Việc thẩm tra của các ban HĐND nhằm giúp cho HĐND bàn bạc thảo luận để quyết định, trong đó các kiến nghị đề xuất của các ban về những nội dung chưa phù hợp, chưa có tính khả thi hoặc những nội dung còn có ý kiến khác nhau là rất quan trọng. Do đó, các Ban cần tham gia, phối hợp ngay từ khâu đầu tiên của quá trình soạn thảo để nâng

cao chất lượng dự thảo, rút ngắn thời gian xây dựng chính sách, tránh những dự thảo không bảo đảm chất lượng khi trình ra HĐND.

1.4.1.4. Công tác điều hành của Chủ tọa tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh

Chất lượng nghị quyết thông qua tại kỳ họp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có Thường trực HĐND với vai trò là chủ tọa điều hành kỳ họp. Chủ tọa kỳ họp cần có bản lĩnh, trí tuệ, phải hiểu sâu, nắm chắc nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận, điều hành kỳ họp thật sự khoa học, bảo đảm phát huy dân chủ, có sự thống nhất trong chủ tọa kỳ họp, trí tuệ tập thể, đồng thời có thể xử lý linh hoạt những ý kiến còn khác nhau, thậm trí trái chiều, hướng nghị trường tập trung vào trọng tâm của vấn đề, quyết định những chủ trương, định hướng lớn, phù hợp với điều kiện thực tế khách quan.

Việc xây dựng kịch bàn điều hành chi tiết, khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ tọa kỳ họp điều hành các phiên họp, giúp cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị nội dung, hạn chế việc trình bày các báo cáo dài, dành nhiều thời gian để thảo luận tại hội trường sâu vào từng vấn đề cần được thảo luận để nghị quyết do HĐND tỉnh thông qua đảm bảo khả thi.

1.4.1.5. Trình độ, năng lực, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và việc cung cấp thông tin; các điều kiện cần thiết khác phục vụ hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo luật định và chất lượng hoạt động của Văn phòng tham mưu, giúp việc Hội đồng nhân dân tỉnh

Khoản 1, Điều 103, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND. Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có

trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu HĐND làm nhiệm vụ [22, tr.106].

Chúng ta đều nhận thấy việc quyết định tại các kỳ họp HĐND là quan trọng nhất và chất lượng quyết định của HĐND trước hết phụ thuộc vào năng lực của từng đại biểu. Để nâng cao năng lực của đại biểu, cùng với việc đại biểu phải tự thân nỗ lực, nâng cao hiểu biết, nắm chắc các thông tin thông qua cử tri và các kênh thông tin khác, thì cần phải tăng cường tập huấn kỹ năng cho đại biểu. Cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác, sinh sống cần bố trí đủ thời gian cũng như các điều kiện khác cho đại biểu hoạt động.

1.4.1.6. Công tác tuyên truyền, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành

- Nghị quyết của HĐND sau khi ban hành cần phải được các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc. Từ khâu quán triệt, tuyên truyền nội dung nghị quyết, đến xây dựng kế hoạch thực hiện, hướng dẫn, bố trí nguồn lực để thực hiện. Có thể nói đây là khâu rất quan trọng, một nghị quyết dù có tốt đến đâu mà khâu tổ chức thực hiện không tốt cũng sẽ không đem lại kết quả.

- Sau khi nghị quyết được ban hành, Thường trực HĐND, các ban, tổ đại biểu và đại biểu HĐND có nhiệm vụ giám sát quá trình tổ chức triển khai thực hiện của các cấp, các ngành. Qua đó, đôn đốc các cơ quan chức năng trong việc thực hiện, kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, những bất cập để kiến nghị yêu cầu UBND và các cơ quan liên quan có các giải pháp để bảo đảm nghị quyết được thực thi hiệu quả. Mặt khác, định kỳ 1 - 2 năm phải tiến hành sơ kết, 5 năm phải tổ chức tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời rút ra các ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân. Thông qua đó, đề nghị HĐND xem xét để quyết định bổ sung, sửa đổi, hoặc bãi bỏ những nội dung không phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)