Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thẩm định của cơ quan tư pháp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 91 - 93)

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành nghị quyết

3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thẩm định của cơ quan tư pháp và

- Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cần thẩm định. Nội dung của các dự thảo nghị quyết thường trải rộng trên tất cả các lĩnh vực và liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó, các cán bộ làm việc tại các đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định khó có thể bao quát hết tất cả các vấn đề. Vì vậy, việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về nội dung cần thẩm định rất quan trọng, cần được quan tâm triển khai sâu rộng trong thời gian tới.

- Các Ban HĐND chủ động nghiên cứu hồ sơ dự thảo nghị quyết, tăng cường công tác khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động... để đảm bảo được tính phản biện tại cuộc thẩm tra và tính chuyên sâu của báo cáo thẩm tra trình kỳ họp. Thường trực HĐND, Văn phòng HĐND cần đôn đốc cơ quan trình dự thảo Nghị quyết gửi hồ sơ đề nghị ban hành nghị quyết đúng thời hạn quy định. Thực tế trong thời gian qua, việc gửi hồ sơ của cơ quan trình thường chậm so với thời gian quy định nên các Ban cần chủ động tiếp cận hồ sơ mà không chờ đến khi hồ sơ chính thức được chuyển đến.

- Các Ban của HĐND chủ động xây dựng kế hoạch thẩm tra, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thu thập thông tin, nghiên cứu các quy định của pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và thực tiễn tình hình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương.

- Thực hiện phối hợp thẩm tra giữa các Ban HĐND trong đó phân công cụ thể một Ban chủ trì, các Ban khác phối hợp thẩm tra để đảm bảo kết quả thẩm tra trình kỳ họp được đánh giá toàn diện.

- Các Ban HĐND chủ động phối hợp với cơ quan trình hồ sơ dự thảo nghị quyết ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xây dựng để nghiên cứu, trao đổi, thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, tăng cường khảo

sát thực tế, thu thập thông tin từ cơ sở để nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra làm căn cứ cho đại biểu thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết.

- Việc gửi tài liệu cho thành viên Ban, ngoài các văn bản theo quy định cần gửi thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung thẩm tra (kể cả văn bản của Trung ương và của tỉnh).

- Chủ trì thẩm tra phải chuẩn bị trước các nội dung gợi ý, đưa ra các vấn đề để thành viên Ban, các đại biểu tham gia ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm; các thành viên Ban phải chủ động dành thời gian tham gia nghiên cứu trước chuẩn bị ý kiến của mình.

- Để HĐND có những thông tin đầy đủ nhiều chiều, những kiến nghị trong báo cáo thẩm tra phải được UBND giải trình bằng văn bản gửi đại biểu HĐND tại kỳ họp để đại biểu nghiên cứu khi tham gia thảo luận.

- Những nội dung không đồng ý với phương án trong dự thảo nghị quyết, Ban đề xuất phương án mới, đồng thời làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn, nội dung đề xuất của Ban đảm bảo tính khả thi, qua đó để HĐND thảo luận và quyết định.

- Báo cáo thẩm tra có quan điểm rõ ràng, đề nghị cụ thể đối với HĐND tại kỳ họp giúp cho các đại biểu HĐND có cơ sở quyết nghị các nghị quyết của kỳ họp.

- Để tránh việc thẩm tra mang tính hình thức, các Ban HĐND phải đề cao trách nhiệm trước HĐND và không ngại va chạm, báo cáo ngay các nội dung còn có ý kiến trái chiều, không đồng tình với Thường trực HĐND để xem xét, cho ý kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)