Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 87)

2.3. Đánh giá chung thực trạng xây dựng và ban hàn nghị quyết của Hội đồng

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh đôi khi chưa thật sự kịp thời

- Kỹ năng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc tham mưu xây dựng nghị quyết chưa cao, chưa bảo đảm.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan chưa chặt chẽ, thống nhất còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tham mư xây dựng hồ sơ dự thảo nghị quyết.

- Hoạt động thẩm định của cơ quan tư pháp, thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh có lúc chưa đảm bảo chất lượng, chưa cung cấp thông tin nhiều chiều cho đại biểu thảo luận và biểu quyết thông qua tại kỳ họp.

- Công tác điều hành của Chủ tọa tại kỳ họp HĐND tỉnh có lúc chưa thật sự phát huy được tinh thần và trách nhiệm của các đại biểu trong việc phản biện tại nghị trường khi thảo luận thông qua nghị quyết.

- Trình độ, năng lực, trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu. Một số đại biểu chưa quan tâm nghiên cứu, để có ý kiến tham gia thảo luận sâu tại phiên thảo luận tại Tổ và ở Hội trường nên việc nâng cao chất lượng nghị quyết còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành chưa được tiến hành thường xuyên và chưa thật sự có hiệu quả.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Luật Ban hành văn bản QPPL mới có hiệu lực thi nên các cơ quan, đơn vị liên quan còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

- Nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt động của cơ quan, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, công chức còn hạn chế.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh chưa thật sự có hiệu quả

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong thời gian qua, HĐND tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả ban hành các nghị quyết nhất là nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc xây dựng và ban hành các nghị quyết thường xuyên được rút kinh nghiệm và có những cải tiến hợp lý, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương và quy định pháp luật. Nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành được lựa chọn là những lĩnh vực cần có cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hoặc giải quyết những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm, yêu cầu, đảm bảo đúng thẩm quyền. Công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND trong việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết được thực hiện khá chặt chẽ. Các Ban của HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh đã chủ động xây dựng báo cáo thẩm tra. Do đó, đa số nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh được ban hành đều đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan thì việc xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định: Chất lượng một số nghị quyết ban hành chưa cao, quá trình xây dựng thiếu khảo sát thực tế, lấy ý kiến từ cơ sở, đối tượng chịu tác động nên khi thực hiện gặp khó khăn hoặc phải điều chỉnh mục tiêu do vượt quá khả năng huy động nguồn lực thực hiện; việc triển khai thực hiện Nghị quyết còn chậm, chưa đồng bộ làm hạn chế hiệu quả.

Đề tài nêu những nguyên nhân hạn chế trong xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh để làm căn cứ giải quyết nhiệm vụ ở chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG

NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 87)