Thực trạng xây dựng và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 76)

tỉnh Bắc Kạn

2.2.1. Số lượng nghị quyết được ban hành

Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng nghị quyết HĐND tỉnh đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến tháng 5/2019 Đơn vị tính: Nghị quyết Hình thức nghị quyết Năm 2016 2017 2018 Đến tháng 5/2019 1. Nghị quyết QPPL

- Quy định chi tiết điều, khoản điểm được giao

trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên 17 19 24 05 - Quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi

hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

04 02 04 03

2. Nghị quyết cá biệt

- Về công tác tổ chức cán bộ 12 02 09 04 - Liên quan đến hoạt động của HĐND (kết quả kỳ

họp, thành lập đoàn giám sát, kết quả giám sát…) 06 08 06 00 - Nghị quyết khác thuộc thẩm quyền của HĐND

(thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…): 06 11 15 03

(Nguồn: Từ sổ đăng ký văn bản đi của Văn phòng) Nhìn vào bảng số liệu cho thấy số lượng nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành trong thời gian qua là tương đối nhiều, cụ thể: Số nghị quyết quy phạm pháp luật là 80 nghị quyết ; số nghị quyết cá biệt là 82 nghị quyết. Số lượng nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành tương đối đồng đều giữa các năm. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương ngày càng cao và để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý và kịp thời

thúc đẩy quá trình phát triển của địa phương, HĐND tỉnh đã ban hành một số lượng nghị quyết để kịp thời điều chỉnh.

Đối với nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật: Chủ yếu là các nghị quyết quy định chi tiết điều, khoản điểm được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên (chiếm 81,25%); Nghị quyết quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chiếm tỉ lêh ít (chiếm 18,75%). Nguyên nhân chủ yếu do nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp nên chưa ban hành được nhiều nghị quyết là chính sách hỗ trợ đặc thù của địa phương. Các nghị quyết quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh tế (chiếm 54,68%), lĩnh vực văn hóa - xã hội (chiếm 23,43%), tiếp đến là lĩnh vực pháp chế (chiếm 20,31%), cuối cùng là lĩnh vực dân tộc (chiếm 1.58%).

Đối với nghị quyết là văn bản cá biệt: Đa số nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành là các nghị quyết khác thuộc thẩm quyền (thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...), chiếm 52,52%; tiếp đến là các nghị quyết có nội dung về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền (chiếm 27,27%), tiếp đến còn lại là các nghị quyết liên quan đến hoạt động của HĐND như thông qua kết quả kỳ họp, thành lập đoàn giám sát, nghị quyết về kết quả giám sát...

2.2.2. Đảm bảo quy trình xây dựng và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Bước 1: Đề nghị xây dựng nghị quyết

Căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền, khả năng ngân sách của địa phương UBND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đã phát huy trách nhiệm đề

nghị xây dựng nghị quyết của HĐND để quy định chi tiết vấn đề được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thường trực HĐND tỉnh đã chủ động giao các Ban HĐND tỉnh tham mưu, xem xét đề nghị xây dựng nghị quyết do các cơ quan, tổ chức trình. Trên cơ sở đề xuất tham mưu của các Ban HĐND nếu Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận thì phân công cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, quyết định thời hạn trình HĐND tỉnh và phân công các Ban HĐND tỉnh thẩm tra hồ sơ dự thảo nghị quyết.

Bước 2: Soạn thảo dự thảo nghị quyết và lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết

Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo nghị quyết đã chủ động tổ chức xây dựng dự thảo nghị quyết, bảo đảm sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các quy định trong văn bản QPPL đã giao quy định chi tiết. Các dự thảo nghị quyết cơ bản được lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định.

Bước 3: Thẩm định dự thảo nghị quyết

Việc thẩm định của cơ quan tư pháp cơ bản được đảm bảo. Đồng thời, cơ quan chủ trì soạn thảo phát huy trách nhiệm trong việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp trước khi trình UBND tỉnh dự thảo nghị quyết.

Bước 4: Thẩm tra dự thảo nghị quyết

Hồ sơ dự thảo nghị quyết được UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc cho ý kiến theo quy định. Các Ban HĐND tỉnh đã chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thẩm tra nhằm đảm bảo thời gian, tiến độ của kỳ họp. Đồng thời, tăng cường hoạt động khảo sát thực tế để xem xét và dự báo những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết dự kiến thông qua tại kỳ họp nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực

tế của địa phương và có chất lượng, hiệu quả. Nhìn chung, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND ngắn gọn, chú trọng những nội dung chưa đồng ý, xác định nguyên nhân, cơ sở pháp lý và có những đề xuất, kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật, sát với thực tế của địa phương. Tại buổi thẩm tra, có trao đổi, thống nhất giữa các Ban HĐND tỉnh với cơ quan soạn thảo, tham mưu tờ trình, đề án do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng của nghị quyết, tiết kiệm thời gian kỳ họp, làm cơ sở để đại biểu nghiên cứu, thảo luận, quyết định.

Bước 5: Trình dự thảo nghị quyết đến HĐND tỉnh và HĐND tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết

Việc trình dự thảo nghị quyết đến kỳ họp HĐND cơ bản đảm bảo theo thời gian quy định. Công tác điều hành của Chủ tọa kỳ họp chặt chẽ, khoa học, dân chủ, dành thời gian hợp lý cho các phiên họp thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường, các báo cáo thông qua tại kỳ họp theo hướng ngắn gọn, trọng tâm, dành thời gian cho đại biểu nghiên cứu cụ thể. Các đại biểu HĐND tỉnh đã chủ động nghiên cứu tài liệu, phát hiện nhiều vấn đề, tham gia tích cực, có trách nhiệm tại các phiên thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường; trách nhiệm của đại biểu được phát huy, mỗi kỳ họp có trên 50 lượt ý kiến tham gia đóng góp vào các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp. Thời gian dành cho phiên họp thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường phù hợp. Chủ tọa kỳ họp đã định hướng các nội dung trọng tâm của các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết để đại biểu tập trung thảo luận ở các Tổ đại biểu và Hội trường. Đối với nội dung qua thảo luận còn có ý kiến khác nhau, Chủ tọa kỳ họp thống nhất tổ chức lấy phiếu xin ý kiến của đại biểu trực tiếp tại kỳ họp để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan.

Văn phòng giúp việc HĐND tỉnh đã tổng hợp cơ bản đầy đủ, kịp thời các ý kiến tham gia tại phiên họp thảo luận tổ. Các ý kiến thảo luận tổ được

UBND tỉnh giải trình tại kỳ họp. Đồng thời, các Ban HĐND tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan liên quan chỉnh sửa, bổ sung các dự thảo nghị quyết theo ý kiến thẩm tra và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh. Do vậy, các nghị quyết được ký ban hành đảm bảo đúng theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình xây dựng và ban hành nghị quyết QPPL còn một số hạn chế ở các bước như sau:

- Trong việc đề nghị xây dựng nghị quyết: Còn có nội dung UBND tỉnh chuẩn bị chưa đủ căn cứ pháp lý nên qua thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đã đề nghị không trình tại kỳ họp.

Ví dụ: Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa IX (tháng 4/2019), UBND tỉnh trình HĐND hồ sơ dự thảo Nghị quyết phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, qua thẩm tra Ban Kinh tế - Ngân sách nhận thấy UBND tỉnh chưa phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để thông báo công khai và phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết theo quy định. Đồng thời, sau khi xem xét dự thảo Quyết định của UBND tỉnh (đang xin ý kiến các ngành liên quan) cho thấy: Dự kiến sản phẩm, ngành hàng của tỉnh còn dàn trải, thiếu tập trung, chưa sát với quy hoạch của tỉnh về phát triển một số loài cây trồng, vật nuôi chủ lực có tiềm năng thế mạnh của tỉnh cần khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ, như vậy việc đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ thiếu tập trung, sản phẩm không đủ lớn để trở thành hàng hóa. Do vậy, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh xem xét chưa thông qua tại kỳ họp này. Theo đó, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng lại dự thảo nghị quyết phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn để đảm bảo về quy trình và nội dung theo quy định và trình tại kỳ họp tiếp theo.

- Trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết và lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết: Còn có trường hợp khi xây dựng Nghị quyết chưa bám sát thực tiễn và đánh giá đầy đủ tác động nên khi triển khai thực hiện kết quả còn hạn chế.

Ví dụ:

Ngày 16/7/2016, HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND về việc phê duyệt đề án phát triển đàn lợn giống móng cái thuần trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018.

Mục tiêu của Nghị quyết là đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng 5.700 con lợn giống Móng Cái thuần để hàng năm sinh sản ra khoảng 120.000 lợn con nuôi thương phẩm nhằm chủ động một phần về con giống phục vụ chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển nhanh về số lượng, chất lượng đàn lợn thịt.

Chính sách hỗ trợ của Nghị quyết là: Hỗ trợ 100% chi phí mua lợn đực giống. Hỗ trợ mua thức ăn bổ sung hàng năm 4.000.000 đồng/con/năm. Hỗ trợ thụ tinh trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo bằng tinh lợn đực Móng Cái thuần 150.000 đồng/lần đạt yêu cầu.

Kết quả thực hiện nghị quyết đến năm 2018 như sau: Có khoảng 2.700 con lợn giống Móng Cái thuần để hàng năm sinh sản ra khoảng 40.000 lợn con nuôi thương phẩm.

Việc thực hiện nghị quyết chưa hiệu quả, do trong quá trình cơ quan có thẩm quyền tham mưu xây dựng dự thảo nghị quyết chưa đảm bảo đúng quy trình, cụ thể như sau: Khi xây dựng đề án cơ quan chuyên môn chưa đánh giá và bám sát được thực tiễn sản xuất mà chủ yếu tính toán dựa trên cơ sơ lý thuyết. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn như:

+ Sau một năm triển khai thực hiện, một số nội dung của Đề án bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhân dân. UBND tỉnh đã phải trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 31/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 08, như là: Điều chỉnh giảm trọng lượng lơn giống được hỗ trợ từ 20kg xuống 15kg; bổ sung chính sách thụ tinh nhân tạo giống lợn Móng cái đực hưởng chính sách hỗ trợ 150.000 đồng/01 lần phối đạt.

+ Một số hộ nông dân khi tham gia thực hiện Đề án chưa tâm huyết với nghề chăn nuôi lợn nái, còn tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa thật sự quan tâm đầu tư chăm sóc đàn lợn giống, chuồng trại tạm bợ, có hộ khả năng đầu tư kinh phí vào chăn nuôi hạn hẹp nên hiệu quả sản xuất thấp, tính bền vững chưa cao.

+ Lượng con giống đủ tiêu chuẩn cấp cho hộ dân chỉ cung cấp đủ nhu cầu tại chỗ, chưa có con giống để cung cấp ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch Đề án xây dựng.

+ Việc quản lý và sử dụng đực giống của Đề án chưa phát huy tốt hiệu quả là do, các hộ tham gia đề án chăn nuôi lợn nái Móng Cái thuần không tập trung, ở xa, địa bàn đi lại khó khăn.

+ Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương chưa phù hợp nên con giống mua về chưa kịp thích nghi với môi trường, một số con bị chết và bị thải loại, dẫn đến đàn lợn giống bị thiếu so với kế hoạch của Đề án.

- Trong việc thẩm định dự thảo nghị quyết: Còn có báo cáo thẩm định chưa xác định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết. Do vậy, đến công tác thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh còn đề nghị điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung của dự thảo nghị quyết.

Ví dụ: Ngày 28/10/016, UBND tỉnh có Tờ trình số 55/TTr-UBND về việc hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Theo Tờ trình của UBND tỉnh xây dựng thì tổng số di tích đã được xếp hạng đề nghị hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi là 48 di tích với số kinh phí là 270.480.000 đồng. Theo đó, trong báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp đã nhất trí với các nội dung do cơ quan tham mưu soạn thảo như nội dung của Tờ trình.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của Ban Văn hóa - Xã hội đã đề nghị không hỗ trợ đối với các di tích nằm trong khuôn viên trụ sở cơ quan Nhà nước; danh lam thắng cảnh tự nhiên đang được doanh nghiệp tư nhân khai thác vào mục đích kinh doanh; di tích gắn liền với công trình tín ngưỡng, tôn giáo, những di tích việc trông coi không đảm bảo khả thi… Theo đó, số di tích Ban Văn hóa - Xã hội đề nghị hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi là 35 di tích (giảm 13 di tích so với Tờ trình của UBND tỉnh). Đồng thời, dựa trên số diện tích, ý nghĩa và ttổng số kinh phí được đầu tư để tu bổ, tôn tạo di tích, Ban Văn hóa - Xã hội đã đề xuất mức hỗ trợ cụ thể với từng di tích để đảm bảo tính khả thi khi nghị quyết được ban hành có hiệu lực với tổng số kinh phí hỗ trợ là 259.440.000 đồng (giảm 11.040.000 đồng so với Tờ trình của UBND tỉnh).

- Trong việc thẩm tra dự thảo nghị quyết: Còn có báo cáo thẩm tra tính phản biện chưa cao, do vậy tại kỳ họp đạo biểu HĐND tỉnh nhất trí chưa thông qua dự thảo nghị quyết.

Ví dụ:

Ngày 04/7/2016, UBND tỉnh có Tờ trình số 46/TTr-UBND của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)