Tổng quan về tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 44)

2.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Kạn và Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Kạn

2.1.1.1. Về vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách 4 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng. Bắc Kạn hiện có 8 đơn vị hành chính, gồm 7 huyện và 1 thành phố tỉnh lỵ với 122 xã, phường, thị trấn; trong đó còn 74 xã đặc biệt khó khăn. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 300.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 84% dân số.

Từ khi được tái lập đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đáng kể.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1997 - 2010 đạt khoảng 10%/năm, năm 2017 đạt 13%. Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước chuyển biến tích cực với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2008 - 2017 đạt 7,34%/năm, riêng năm 2017 đạt 10,76% tăng 159,657 tỷ đồng so với năm 2008; lương thực bình quân đầu người đạt 555kg, sản lượng lương thực có hạt đạt mốc 166.000 tấn; tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 43% (năm 2008) xuống còn 37% (năm 2017). Sản xuất lâm nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt,

trung bình cả giai đoạn 2008 - 2012 trồng được 9.338ha/năm, nâng tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 đạt 70,6%.

2.1.1.2. Về điều kiện phát triển kinh tế xã hội

* Điều kiện khí hậu: Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, cao nhất 280C, thấp nhất 100C. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.600 - 2.100 mm phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực.

* Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn…

* Cơ sở hạ tầng:

- Thủy lợi: Trong giai đoạn 2008 - 2018, tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp 220 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, xây dựng được 3 trạm bơm và kiên cố hóa 149,85 km kênh mương, kè. Các công trình nước sạch, vệ sinh nông thôn ngày càng tăng. Hiện nay, toàn tỉnh có 87% số hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 55% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; số hộ nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh tăng lên 36% so với năm 2008.

+ Giao thông: Hiện nay, tỉnh đã đầu tư nâng cấp trên 400km đường tỉnh, đường huyện, trên 500km đường giao thông nông thôn, duy tu bảo dưỡng trên 500km đường tỉnh, huyện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 49 xã/112 xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải.

+ Mạng lưới điện: Đến nay, đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, nâng tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lên 92,4 %.

+ Công tác thông tin - truyền thông: Toàn tỉnh Bắc Kạn có 19 bưu cục, 112 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 45 trạm phát lại truyền hình, đưa tỷ lệ số hộ xem được truyền hình Việt Nam là 90%; 112 xã đã được đầu tư lắp đặt trạm truyền thanh, tỷ lệ số hộ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam.

+ Giáo dục: Toàn tỉnh có 44 trường học đạt chuẩn quốc gia; 112/122 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 23/122 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non mức độ 1. Tỉnh cũng đã xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 664 phòng lớp học, 125 nhà công vụ giáo viên, 4 nhà hiệu bộ.

+ Hệ thống y tế nông thôn: Toàn tỉnh có 104 xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế xã. Tỷ lệ xã có bác sỹ tăng từ 41% năm 2008 lên 59,02% năm 2017; 100% thôn, bản có nhân viên y tế, chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng lên.

* Công tác xóa đói giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2000 - 2005 giảm từ 48% xuống còn 12,5%; giai đoạn 2006 - 2010 giảm từ 50,87% xuống còn 17,6%; giai đoạn 2011 - 2020 phấn đấu giảm từ 32,13% xuống còn 10% (năm 2011 đã giảm được 8,61%) đến năm 2018 chỉ còn 2,5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)