Nhóm giải pháp nâng cao năng lực điều hành của Chủ tọa kỳ họp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 95)

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành nghị quyết

3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực điều hành của Chủ tọa kỳ họp

- Công tác điều hành của Chủ toạ kỳ họp được đổi mới, linh hoạt, đảm bảo Khoa học, dân chủ, kỷ cương, việc tổ chức điều hành kỳ họp tuân thủ theo trình tự, luôn tạo được không khí dân chủ, thẳng thắn. Muốn làm được điều này, Thường trực HDND phải tập trung chỉ đạo để xây dựng chương

trình và kịch bản kỳ họp thật sự khoa học chi tiết. Để rút ngắn thời gian đọc văn bản tại các kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu tất cả báo cáo của Thường trực, các Ban HĐND, UBND, VKSND, TAND tỉnh trình bày tại kỳ họp là các báo cáo tóm tắt đã được cô đọng về nội dung (báo cáo đầy đủ đã gửi trước cho các đại biểu HĐND tỉnh qua thư điện tử của từng cá nhân); đồng thời, đối với việc thông qua tờ trình các dự thảo nghị quyết, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với UBND tỉnh cử đại diện thông qua tờ trình theo vực. Thông qua cách làm này, việc đọc các tờ trình, báo cáo không còn kéo dài như trước đây dành thời gian cho công tác thảo luận.

- Bố trí thời gian thảo luận ở tổ và tại phiên họp toàn thể phù hợp với nội dung của kỳ họp. Chủ tọa kỳ họp, chủ tọa phiên thảo luận ở tổ nêu rõ các nội dung cần lấy ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh; điều hành thảo luận theo hướng tăng cường đối thoại, tranh luận về các vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau; nếu không đủ thời gian để phát biểu trực tiếp tại các phiên họp thì đại biểu gửi văn bản cho chủ tọa kỳ họp, ý kiến phát biểu trực tiếp tại phiên họp toàn thể, tại thảo luận ở tổ và ý kiến bằng văn bản có giá trị như nhau.

- Nâng cao chất lượng báo cáo tổng hợp thảo luận ở tổ; bố trí các thành viên trong tổ thư ký kỳ họp chủ trì, phối hợp với cán bộ, chuyên viên Văn phòng giúp việc làm nhiệm vụ thư ký tổ thảo luận. Tổ thư ký kỳ họp theo kết luận của chủ tọa, tiếp thu ý kiến thẩm tra của các ban HĐND, ý kiến thảo luận của các đại biểu để chỉnh sửa dự thảo nghị quyết trước khi đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể. Đối với những nội dung của nghị quyết mà đại biểu HĐND tỉnh còn có ý kiến đề nghị HĐND tỉnh bổ sung, sửa đổi và được chủ tọa kỳ họp đồng ý thì sau kỳ họp, tổ thư ký tham mưu Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp các ban HĐND tỉnh, các ngành liên quan để thống nhất bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện nghị quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 95)