Tại Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn iso 90012008 vào giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một của liên thông tại ủy ban nhân dân quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1 Tại Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương sớm triển khai cơ chế một cửa trước khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg quy định việc triển khai cơ chế này trên toàn quốc, trở thành một trong 3 địa phương đầu tiên trong cả nước triển

khai mô hình một cửa điện tử. Đồng thời khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO vào các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thành Đà Nẵng tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông đã đạt được những kết quả nhất định:

- Cơ chế một cửa tạo ra sự minh bạch, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với cán bộ giải quyết hồ sơ hành chính. Cơ chế này đã tạo sự chuyển biến tích cực về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, công dân; từ đó, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện các giao dịch hành chính và ngày càng củng cố niềm tin của công dân, tổ chức vào chính quyền thành phố năng động và đổi mới vì nhân dân phục vụ.

- Các quy trình về thủ tục hành chính được chuẩn hóa từng bước, làm cho việc luân chuyển và xử lý hồ sơ, công việc của tổ chức, công dân trong nội bộ các cơ quan, đơn vị được rành mạch và rõ ràng hơn, từ khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ đến khâu trả kết quả, quy rõ trách nhiệm cho từng đơn vị. Khắc phục được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

- Các văn bản pháp lý được thu thập, sắp xếp, lưu trữ ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnh vực công việc; việc cập nhật các thay đổi của văn bản được thực hiện dễ dàng hơn tạo thuận lợi cho người dân trong việc tra cứu và ứng dụng.

- Cán bộ, công chức, viên chức được phân công trách nhiệm rõ ràng trong quá trình xử lý công việc, tạo thói quen làm việc khoa học, hiệu quả nhờ việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đã xây dựng, thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của mình đúng nơi, đúng thẩm quyền của người phê duyệt.

- Thời gian giải quyết hồ sơ, công việc được rút ngắn tạo được sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

- Việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ với các cơ quan có liên quan.

Kinh nghiệm ứng dụng của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng như sau:

Một là, cần quan tâm đến yếu tố con người, đây là yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng hiệu quả ISO 9001:2008. Do đó, Thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều buổi tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ về HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho các cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành, UBND các cấp trên địa bàn thành phố.

Hai là, vai trò của lãnh đạo vô cùng quan trọng, quan tâm chỉ đạo cấp dưới thực hiện thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện ISO. Lãnh đạo là người thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của một tổ chức, tạo ra một môi trường nội bộ tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Ba là, hướng vào sự phục vụ của người dân, tổ chức. Bởi vì đây là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng và ứng dụng Tiêu chuẩn ISO trong các cơ quan hành chính nhà nước. Thực tế ở Đà Nẵng, đã có nhiểu biến tích cực trong công tác phục vụ người dân, tuy nhiên do bản chất công việc nên vẫn chưa tạo được những đột phá, vẫn còn có người dân phản ánh tình trạng hồ sơ trễ hạn (cơ quan hành chính nhà nước đã rút ra nguyên nhân do không đủ nguồn nhân lực, công việc được giao quá nhiều, chưa được đào tạo…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn iso 90012008 vào giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một của liên thông tại ủy ban nhân dân quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)