Cần chú trọng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn iso 90012008 vào giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một của liên thông tại ủy ban nhân dân quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 114)

7. Kết cấu luận văn

3.2.6. Cần chú trọng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

Việc xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn ISO vào trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Do đó, để ứng dụng ISO 9001: 2008 vào trong giải quyết thủ tục hành chính có hiệu quả cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ban hành văn bản quy định chặt chẽ việc thành lập và hoạt động của Tổ chỉ đạo ISO trong các phòng, ban chuyên môn thuộc quận. Hiện nay, các Tổ chỉ đạo ISO thuộc các phòng ban, chuyên môn thuộc quận Bình Thạnh hoạt động chưa hiệu quả, chưa có quy định chặt chẽ về hoạt động. Do đó, cần ban hành văn bản quy định hoạt động và đưa vào quy chế nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO 9001:2008 trong các cơ quan chuyên môn được đồng bộ, thống nhất.

Thứ hai, thường xuyên cập nhật và hoàn chỉnh quy trình ISO. Đây là điều kiện nhằm xây dựng được quy trình giải quyết thủ tục hành chính được phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Rà soát và hoàn thiện các quy trình xây dựng và ban hành văn bản tránh sự mâu thuẫn, chống chéo giữa các văn bản với nhau, đảm bảo thực hiện đúng trình tự các bước như: Soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, lấy ý kiến, xem xét, thông qua hoặc ký ban hành văn bản; trong đó để đảm bảo hệ thống văn bản pháp lý có hiệu lực cao thì cần lấy ý kiến đóng góp của các

cơ quan, đơn vị có liên quan cả cấp trên lẫn cấp dưới như vậy tính khả thi khi ứng dụng văn bản vào hoạt động thực tiễn được nâng cao.

Thứ ba, đề cao tính trách nhiệm của Phòng Tư pháp trong việc soạn thảo và thẩm định các văn bản có tính chất pháp lý do UBND quận ban hành, vì đây là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ mang tính chuyên môn pháp lý, nắm vững và sử dụng các kỹ thuật lập pháp để soạn thảo các văn bản pháp lý; thay vì các cơ quan, đơn vị tự ý xây dựng văn bản thì cần có một đơn vị chịu trách nhiệm chính soạn thảo, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, có như vậy hiệu lực pháp lý văn bản mới cao, tạo được tính chuyên môn hóa trong từng khâu, từng công đoạn trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư, kịp thời điều chỉnh, thay đổi văn bản quy phạm pháp luật. Định kỳ hàng năm, căn cứ trên các điều chỉnh, thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật và quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính của UBND Thành phố Hồ Chí Minh để ban hành Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính để các phòng, ban chuyên môn có thể vận dụng vào quá trình thực thi công vụ kịp thời giải quyết công việc, như vậy, nó sẽ góp phần làm cho hệ thống văn bản pháp lý được đơn giản hoá và minh bạch hơn, thống nhất cao.

Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động lưu trữ văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhiều trên các lĩnh vực khác nhau, để thuận lợi trong công tác rà soát tính hiệu lực của văn bản cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điện tử, giúp cho đơn vị tiện theo dõi và ứng dụngứng dụng văn bản quy phạm pháp luật vào trong quy trình giải quyết hồ sơ được khoa học, thống nhất, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn iso 90012008 vào giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một của liên thông tại ủy ban nhân dân quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)