Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn iso 90012008 vào giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một của liên thông tại ủy ban nhân dân quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

7. Kết cấu luận văn

1.3.4. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo trong việc chỉ đạo xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào giải quyết thủ tục hành chính; lãnh đạo chỉ đạo đề ra các mục tiêu, chiến lược của cơ quan, xây dựng các phương pháp để phát huy năng lực, sở trường của nhân viên, tạo môi trường cho nhân viên của tổ chức tham gia tích cực vào việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; lãnh đạo đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của cơ quan để từ đó có hướng giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cũng như đưa ra các hướng cải tiến hệ thống. Chính vì vậy, trong suốt quá trình ứng dụngtiêu chuẩn ISO 9001: 2008 luôn đòi hỏi có sự tham gia xuyên suốt của lãnh đạo.

Thứ hai, cần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008vào giải quyết thủ tục hành chính. Cán bộ, công chức là người trực tiếp thực hiện việc ứng dụng ISO 9001: 2008 vào trong giải quyết hồ sơ hành chính. Do đó, đòi hỏi cần phải quán triệt cho đội ngũ cán bộ, công

chức về mục đích nâng hiệu quả hoạt động của hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của nền hành chính nhằm phục vụ Nhân dân.

Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan. Việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 cần phải thực hiện đồng bộ, thống nhất và có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan. Có nhiều thủ tục hành chính cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị với nhau. Bên cạnh đó, nếu chỉ có một đơn vị ứng dụng ISO mà các đơn vị khác không ứng dụng ISO thì việc giải quyết thống nhất rất khó khăn và sẽ dẫn đến không đảm bảo về mặt thời gian.

Thứ tư, thường xuyên cập nhật kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật mới trong quá trình hoàn thiện quy trình ISO. Xây dựng một hệ thống quy trình đồng bộ, khoa học, phù hợp với chính sách và mục tiêu chất lượng đã đề ra, loại bỏ cơ bản các thủ tục rườm rà, phức tạp; quy trình và thời gian giải quyết hồ sơ được thực hiện đúng, đủ, theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian đúng qui định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân. Đồng thời, các thủ tục liên quan đến quá trình giải quyết hồ sơ hành chính đều được niêm yết công khai và cập nhật thường xuyên tại nơi tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhằm khắc phục cơ bản các trường hợp giải quyết hồ sơ trễ hạn.

Thứ năm,quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy việc ứng dụngtiêu chuẩn ISO 9001: 2008một cách hiệu quả.

Thứ sáu,cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các kiến thức về tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp và ý thức trách nhiệm phục vụ; đặc biệt là đối với trường hợp cán bộ, công chức được luân chuyển, hoán chuyển vị trí công tác có liên quan tới việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Thứ bảy, thường xuyên khảo sát sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động giải quyết thủ tục hành chính ứng dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008; qua đó, có sự điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ tám, cần kịp thời từng bước chuyển đổi ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO phiên bản cũ (9001: 2008) sang phiên bản mới ISO (9001:2015) để từng bước cải cách nền hành chính và hệ thống hóa quy trình xử lý công việc hợp lý, khoa học, phù hợp với quy định của pháp luật; tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính công.

Tiểu kết chương 1

Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008vào giải quyết thủ tục hành chính không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính công trong các cơ quan hành chính nhà nước ngày một hiệu quả; cũng thông qua việc ứng dụng ISO vào trong giải quyết thủ tục hành chính giúp cho mỗi cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức phục vụ Nhân dân. Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”, “một của liên thông” tạo nên cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, giữa công chức với nhau; cơ chế phối hợp cũng đảm bảo cho việc quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, công chức trong thực thi công việc; các cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức, đánh giá được những mặt mạnh, hạn chế đề đề ra những biện pháp phòng ngừa hiệu quả từ đó, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.

Chương 1, tập trung khái quát những cơ sở lý luận và pháp lý về ISO 9001:2008 vào giải quyết thủ tục hành chính; tập trung phân tích chuyên sâu các bước xây dựng, ứng dụng và điều kiện ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại UBND quận; đồng thời, nêu ra những kinh nghiệm của các địa phương trong việc ứng dụng ISO 9001: 2008, đây chính là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ở Chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 VÀO GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn iso 90012008 vào giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một của liên thông tại ủy ban nhân dân quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)