Vai trò của nguồn nhân lực ngành tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thị chính sách phát triển nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Vai trò của nguồn nhân lực ngành tư pháp

Nguồn nhân lực ngành tư pháp là một bộ phận không thể tách rời trong NNL của đất nước. Phát triển NNL ngành tư pháp phải đặt trong mối quan hệ

17

với phát triển NNL của các ngành, các cấp và địa phương.

Phát triển NNL ngành tư pháp phải xuất phát từ thực tiễn gắn với việc thực hiện chiến lược phát triển toàn ngành đến năm 2020, là khâu đột phá phát triển ngành tư pháp, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Phát triển NNL ngành tư pháp bảo đảm phát huy tối đa thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; bảo đảm cân đối, hài hòa giữa các v ng, miền trong toàn quốc và phải bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực công chức, viên chức của ngành tư pháp hiện có, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững, có trọng tâm, trọng điểm và ph hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Ngành Tư Pháp được Đảng ta xác định là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trước yêu cầu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì công tác Tư pháp phải được thực hiện ở một tầm cao hơn, với một tư duy mới hơn, toàn diện hơn, thiết thực và khoa học hơn. Thực tiễn hoạt động Tư pháp thời gian qua cho thấy để nâng cao hiệu quả công tác Tư Pháp thì nhân tố con người là quan trọng nhất, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ngành. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường củng cố, kiện toàn và xây dựng đội ngũ làm công tác Tư pháp, cán bộ quản lý hoạt động Tư pháp vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã xác định: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước”;Nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế, trước hết là của cán bộ chủ

18

chốt các ngành và chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cán bộ làm công tác tố tụng, đội ngũ luật sư và những người trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế [9, tr15]. Bên cạnh đó, Văn kiện Đại hội XII của Đảng còn đề ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên”; “Chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc [9, tr23]

Trước yêu cầu đó, việc phát triển nhân lực nói chung và nguồn nhân lực thực hiện công tác Tư pháp nói riêng, hơn lúc nào hết, cần phải có tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp đáp ứng yêu cầu của công tác tư pháp và đất nước trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thị chính sách phát triển nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)