Quan điểm của Đảng và định hướng của ngành tư pháp về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thị chính sách phát triển nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Quan điểm của Đảng và định hướng của ngành tư pháp về phát triển

phát triển nguồn nhân lực tư pháp ở nước ta trong những năm tới

Nghị quyết các Đại hội của Đảng đều khẳng định: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Phát triển nguồn nhân lực cần gắn với phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với sự phát triển của khoa học - công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.

Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực được thể hiện ở những nội dung sau đây:

Một là, điều chỉnh đặc trưng về con người trong xã hội mà Việt Nam xây dựng; đồng thời chỉ ra cơ chế để phát huy tối đa nhân tố con người. Để phấn đấu Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người, Đảng ta nêu ra quan điểm: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Quan điểm này thực chất là sự tiếp nối tư tưởng nhất quán của Đảng coi con người là chủ thể và là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển kinh trế - xã hội.

Hai là, coi phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là chuyển hướng chiến lược

77

phát triển nguồn nhân lực từ chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng nhanh chất lượng của nguồn nhân lực.

Tại Đại hội XII, Đảng ta đã đề ra mục tiêu tổng quát: Phân đấu để đưa đất nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Để đạt được mục tiêu đó phải xác định đúng những khâu đột phá - tức là những khâu quan trọng quyết định sự phát triển, nhưng những khâu này hiện lại là những điểm nghẽn đang cản trở, kìm hãm tốc độ và hiệu quả của phát triển, nếu không được khắc phục nó sẽ triệt tiêu mọi động lực của phát triển. Một trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ba là, đặt ra yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng như hiện nay, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Song điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

Định hướng của ngành tư pháp về phát triển nguồn nhân lực tư pháp ở nước ta trong những năm tới bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp là một bộ phận không thể tách rời trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước, có tính chiến lược lâu dài và thường xuyên, liên tục gắn liền với việc bố trí, sử dụng. Phát

78

triển nhân lực ngành tư pháp phải đặt trong mối quan hệ hài hòa với phát triển nguồn nhân lực của các ngành, các cấp và địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thị chính sách phát triển nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)