7. Cấu trúc của luận văn
3.2.7. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực ngành tư pháp
ngành tư pháp
Thực hiện các chế độ, chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả làm việc của CBCCVC, khuyến khích họ yên tâm làm việc, không ngừng học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ, năng lực. Do đó, việc xây dựng và
98
hoàn thiện hệ thống chính sách đối với CBCCVC ngành Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc cần đảm bảo yêu cầu và tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Giải quyết tốt vấn đề tiền lương: Đây là vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với những CBCCVC nói chung và CBCCVC ngành tư pháp nói riêng. Tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức lao động của CBCCVC và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cần có biện pháp để có sự phân biệt rõ ràng mức độ khác nhau về tiền lương giữa người cống hiến ít với người cống hiến nhiều. Với cách nhìn nhận như vậy, hệ thống cơ chế, chính sách đối với CBCCVC ngành tư pháp hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với CBCCVC chưa trở thành đòn bẩy khuyến khích CBCCVC nhiệt tình, hăng say làm việc. Hệ thống các chế độ, chính sách đối với CBCCVC hiện nay vẫn mang tính chắp vá không đồng bộ, chưa khuyến khích được tính tích cực của cán bộ, công chức để họ chuyên tâm với công việc được giao. Việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán.
Bởi vậy, phải tiếp tục cải cách chế độ tiền lương đảm bảo tiền lương phản ánh năng lực thực tế, khả năng đóng góp của CBCCVC đối với tổ chức, không cào bằng, không bình quân chủ nghĩa, không để tình trạng mỗi lần tăng mức lương tối thiểu lại không đủ bù lại bão giá qua lương. Trong điều kiện làm việc như nhau, không ưu đãi, đặc quyền, đặc lợi đối với bất kỳ ai. Để đảm bảo cho CBCCVC tâm huyết với nghề nghiệp cần có chính sách tiền lương ph hợp với sự phát triển của xã hội. Phải cải tiến chế độ tiền lương đảm bảo tiền lương có thể được coi là nguồn sống, nguồn thu nhập chủ yếu của CBCCVC ngành tư pháp, đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động và một phần trang trải cho gia đình, đảm bảo mức sống của CBCCVC không thấp hơn so với mức sống trung bình của xã hội.
- Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với CBCCVC như nâng bậc lương, thi nâng ngạch, chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, khi hoạn nạn, khó
99
khăn góp phần động viên CBCCVC yên tâm làm việc, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được phân công.
- Cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại Sở, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng thoả đáng đối với CBCCVC ngành tư pháp có thành tích xuất sắc trong công tác. Xây dựng kế hoạch ĐTBD và có chính sách đầu tư thoả đáng cho hoạt động ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của họ. Đầu tư kinh phí hợp lý để cử CBCCVC tham gia các khóa ĐTBD ở trong nước và ngoài nước, đi nghiên cứu thực tế.