7. Cấu trúc của luận văn
1.7. Môt số giá trị rút ra từ nghiên cứu về kinh nghiệm thực hiện chính sách
sách phát triển nguồn nhân lực
Các nước đều có sự quan tâm đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực và thấy rõ vai trò quan trọng của vấn đề này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia trong quá trình phát triển đều xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho từng giai đoạn nhất định. Chẳng hạn, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đến năm 2020 là đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, phải tạo ra lực lượng lao động thúc đẩy mạnh mẽ quá trình này.
Thứ nhất, thực hiện mô hình giáo dục đại học đại chúng để gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao. Để gia tăng nhanh chóng số lượng nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phải thực hiện mô hình giáo dục đại học cho số đông. Trong mô hình này có sự kết hợp giữa đào tạo chuyên sâu mang tính nghiên cứu với đào tạo đại trà mang tính cộng đồng. Mô hình giáo dục này được thực hiện thông qua việc thành lập mới các trường đại học trong nước và quốc tế, đẩy mạnh việc liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường nước ngoài, đặc biệt là với các nước có nền giáo dục tiên tiến. Có quy định pháp lý rõ ràng về hệ thống đại học công và đại học tư, trong đó quan niệm rõ ràng về đại học tư vị lợi và đại học tư vô vị lợi.
Thứ hai, Nhà nước cần chú trọng đầu tư để phát triển giáo dục đại học quốc gia, phải thực sự coi giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu. Việc đầu tư lớn phải kết hợp với việc quản lý hiệu quả nguồn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí. Trong quá trình đầu tư, không nên dàn trải, cào bằng. Cần đầu tư có trọng điểm để có những đại học thực sự trở thành những đại học tiêu biểu. Tận dụng và phát huy khả năng tài chính của các cá nhân, tổ chức nhằm đầu
38
tư cho nền giáo dục quốc gia. Xây dựng đội ngũ giảng viên đại học có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đội ngũ giảng viên đại học cần được đào tạo trong nước, gửi đi đào tạo ở nước có nền giáo dục tiên tiến. Ngoài việc đào tạo, cần thu hút những giáo sư, những chuyên gia, những nhà hoạt động thực tiễn tài năng là Việt kiều hoặc người ngoại quốc tham gia vào đội ngũ cán bộ giảng dạy bậc đại học ở Việt Nam.
Thứ ba, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường lao động theo ngành nghề. Trong thực tế phát triển đất nước hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực cần phải đi theo nhu cầu thực tế của xã hội. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tập trung đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến như báo cáo chính trị đại hội VIII đã chỉ ra. Nhân lực được đào tạo có chất lượng, cơ cấu hợp lý là nhân tố quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế có tỉ trọng nông nghiệp khá cao như nước ta sang nền kinh tế có tỉ trọng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp và dịch vụ. Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần gắn bó chặt chẽ với các chương trình phát triển khoa học công nghệ mũi nhọn nhằm khắc phục sự bất hợp lý về cơ cấu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, sự mất cân đối nghiêm trọng trong phân phối cán bộ giữa khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất, giữa thành thị và nông thôn, giữa khu vực quốc doanh và khu vực tư nhân.
Thứ tư, quan tâm tạo điều kiện tốt cho nguồn nhân lực trẻ tài năng. Thế hệ trẻ là tương lai của mỗi quốc gia. Vì vậy, quốc gia nào biết quan tâm, tạo điều kiện để lực lượng nhân lực trẻ phát huy tối đa khả năng thì họ sẽ góp phần to lớn vào quá trình phát triển vững vàng của quốc gia trong tương lai. Lao động chất lượng cao phải được trả giá cao, tương xứng để thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ. Cần áp dụng thước đo của thị trường để trả công xứng đáng cho những tài năng ở cả khu vực công và khu vực tư. Đặc biệt, vấn đề thu nhập trong khu vực công cần được điều chỉnh một cách mềm dẻo, linh
39
hoạt để thích ứng với những biến động của thị trường lao động. Chỉ có như thế mới giữ được những người tài năng làm việc lâu dài trong khu vực công.
40
Tiểu kết chương 1
Trong chương này Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực và chính sách phát triển nguồn nhân lực; thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực ngành tư pháp và quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong chương này luận văn trình bày nội dung và các bước thực thi chính sách nói chung, chính sách phát triển NNL ngành tư pháp nói riêng. Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực thi chính sách này ở Sở trong chương 2.
Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội; mức độ tuân thủ quy trình thực thi chính sách; nguồn ngân sách, điều kiện cơ sở vật chất và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CBCCVC.
Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc là một khâu quan trọng trong chu trình chính sách, nó quyết định sự thành bại của chính sách. Thông qua quá trình thực thi chính sách đưa ra được những đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, qua đó góp phần hoàn thiện chính sách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tổ chức.
Những cơ sở lý luận được phân tích, tổng hợp ở chương 1 là tiền đề quan trọng cho tác giả luận văn trong việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi có hiệu quả chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc ở chương 2.
41
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ TƯ PHÁP, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Giới thiệu về Sở Tư pháp, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Khái quát chung về Sở Tư pháp, tỉnh Vĩnh Phúc
Sở Tư pháp Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 13/01/1997 của UBND tỉnh, là cơ quan thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tư pháp, tỉnh Vĩnh Phúc
Khi mới thành lập, Sở Tư pháp chỉ có 9 cán bộ với 4 phòng chuyên môn. Đến nay, Sở Tư pháp đã được kiện toàn về tổ chức với 09 tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ, 05 tổ chức sự nghiệp thuộc Sở với tổng số biên chế được UBND tỉnh giao giai đoạn 2016 - 2018 là 85 biên chế trong đó 38 công chức, 39 viên chức, 08 lao động hợp đồng. Số biên chế hiện có là 84 người, trong đó 37 công chức, 39 viên chức, 08 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Về chất lượng, nhìn chung đội ngũ công chức thuộc Sở Tư pháp tỉnh có trình độ tương đối đồng đều. Cơ cấu cán bộ ph hợp với chức năng, nhiệm vụ gồm các chuyên ngành: luật, hành chính, kinh tế, báo chí, tin học,... Số công chức, viên chức có trình độ tốt nghiệp Thạc sỹ trở lên đạt 26.1 ; trình
42
độ đại học đạt 53.6 ; Số công chức, viên chức có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị đạt 25 . Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng trở lên chiếm 46.4 .
Về chính trị, Đảng bộ Sở Tư pháp hiện nay có 06 chi bộ trực thuộc với 71 Đảng viên, trong đó có: 63 Đảng viên chính thức, 08 Đảng viên dự bị. Đảng viên nữ 41 đảng viên, chiếm tỉ lệ 57.8 ; Đảng viên độ tuổi từ 30-45 là 53.5 , độ tuổi dưới 30 tuổi là 14.1 . Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 06 đồng chí trong đó tỉ lệ nữ trong cơ cấu cấp uỷ chiếm 50 .
Các tổ chức đoàn thể gồm có: Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua, nỗ lực phấn đấu phát triển ngành về mọi mặt và đã đạt được các thành tích quan trọng. Ghi nhận kết quả mà ngành Tư pháp đã đạt được, Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh đã tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể Sở Tư pháp, đặc biệt là huân chương Lao động Hạng nhì (năm 2009) và Bằng khen, Cờ thi đua Chính phủ và nhiêu phần thưởng cấp Bộ, cấp tỉnh cho nhiều tập thể, cá nhân thuộc Sở.
Bên cạnh công tác chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng vào công tác chuyên môn của ngành được quan tâm. Các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc áp dụng trên địa bàn tỉnh và được các cấp, các ngành đánh giá cao. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể đã phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của đoàn viên, hội viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao; từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBCCVC của ngành hướng tới xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành tư pháp phát triển toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và các hoạt động khác. Các tổ chức Đảng, đoàn thể nhiều năm liền được công nhận đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.
43
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp, tỉnh Vĩnh Phúc
Sở Tư pháp gồm 09 tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ, 05 tổ chức sự nghiệp thuộc Sở bao gồm:
- Văn phòng Sở; - Thanh tra Sở;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; - Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; - Phòng Hành chính tư pháp;
- Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật; - Phòng Bổ trợ tư pháp;
- Phòng công chứng nhà nước số 1; - Phòng công chứng nhà nước số 2; - Phòng công chứng nhà nước số 3;
- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Vĩnh Phúc; - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Sở Tư pháp, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Số lượng nguồn nhân lực của Sở Tư pháp, tỉnh Vĩnh Phúc
Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016 cả Sở hiện có 84 cán bộ, công chức, viên chức.
Bảng 2.1: Tổng số CBCCVC của Sở tư pháp năm 2016
STT Tên đơn vị CCVC Hợp đồng 68 Tổng số I Khối CQNN 37 2 39 1 Lãnh đạo Sở 5 0 5 2 Văn phòng Sở 7 2 9 3 Tổ chức cán bộ 2 0 2 4 Hành chính tư pháp 4 0 4
44
5 Bổ trợ tư pháp 3 0 3
6 Xây dựng &kiểm tra
VBQPPL 4 0 4 7 Quản lý XLVPHC và theo dõi thi hành PL 3 0 3 8 Thanh tra sở 3 0 3 9 Phổ biến giáo dục PL 4 0 4 10 Phòng Kiểm soát TTHC 3 0 2 II Sự nghiệp 39 6 45 1 Phòng Công chứng số 1 4 1 5 2 Phòng Công chứng số 2 3 0 3 3 Phòng Công chứng số 3 3 1 4 4 Trung tâm TGPLNN 18 2 20 5 Trung tâm DVBĐGTS 11 2 13 Tổng 76 8 84 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc
Sự phân bố nhân lực tương đối đồng đều theo số lượng biên chế do UBND tỉnh giao, nhưng bên cạnh đó còn tình trạng biệt phái cán bộ từ phòng ban này sang phòng ban khác khiến cho cơ cấu nhân sự trong tổ chức thay đổi có sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực giữa các phòng.
Một số phòng ban vẫn phải bổ sung thêm lao động hợp đồng thời hạn 1 năm do công việc quá tải.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động nguồn nhân lực của Sở Tư Pháp giai đoạn 2012 – 2016
45 71 76 80 84 84 60 65 70 75 80 85 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng (Người)
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế nhằm đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác, góp phần đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị; xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, nâng cao cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị; hạn chế bất cập trong cách tổ chức bộ máy quản lý, bố trí, sắp xếp vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, lao động dẫn đến tình trạng còn trồng chéo, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế được giao năm 2015 của cơ quan, đơn vị (kh ng tính các trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi và thôi việc theo quy định, trừ trường hợp nghỉ hưu th i việc thuộc diện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP).
Trong đó: Số biên chế công chức thực hiện tinh giản đến năm 2021: 03 người; Số biên chế viên chức thực hiện tinh giản đến năm 2021: 03 viên chức
Số lượng lao động qua các năm theo xu hướng tăng nhẹ, nhưng nhìn chung là tương đối ổn định nhất là các năm gần đây năm 2015-2016: Ổn định, giữ nguyên tổ chức bộ máy. Theo đề án tinh giảm biên chế mà Sở đã xây dựng năm 2017 - 2021: Xã hội hóa đối với các tổ chức sự nghiệp lĩnh vực công chứng, bán đấu giá tài sản theo quy định.
46
2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc
a. Cơ cấu lao động theo giới tính
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lao động theo giới tính giai đoạn 2012 – 2016
Với đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước, tỷ lệ CBCCVC nữ bình quân giai đoạn 2012 - 2016 chiếm tỷ lệ trên 59%, ngang bằng so với lao động nam. Năm 2012, tỷ lệ lao động nữ là 59,15% trong khi đó tỷ lệ lao động nam chỉ là 40,85 ; Đến năm 2016, tỷ lệ lao động nữ là 57,14%, tỷ lệ lao động nam là 42,86%. Do điều kiện làm việc cũng như môi trường làm việc của Sở tư pháp là trong các lĩnh vực quản lý, văn phòng bàn giấy là chủ yếu nên tỷ lệ lao động nam nữ như vậy là khá cân đối và ph hợp với lĩnh vực và đặc th của Sở.
b. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi giai đoạn 2012 - 2016
Nhóm tuổi 2012 2013 2014 2015 2016