7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc
49
Nhìn chung, đội ngũ CBCCVC của sở Tư pháp đều được qua đào tạo phù hợp với các vị trí chuyên môn của các phòng.
Bảng 2.4: Thống kê trình độ đào tạo của công chức Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc Năm Trình độ 2012 2013 2014 2015 2016 Tiến Sỹ 0 1 1 1 2 Thạc sỹ 6 8 10 13 15 Đại học 30 36 40 43 45 Cao đẳng 20 18 17 16 14 Trung cấp 15 13 12 11 8 Tổng số 71 76 80 84 84 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc
Nguồn nhân lực của Sở qua các năm có sự biến động. Năm 2012 với số lao động là 71, năm 2013 tăng 5 lao động, đến năm 2014 tiếp tục tăng thêm 4 lao động đến năm 2015 là 84 lao động, tăng 4 lao động so với năm 2014. Có sự biến động tương đối đều qua từng năm, chỉ có giai đoạn 2015 - 2016 là số lao động giữ nguyên là 84 lao động. Như vậy, số lượng lao động biến động rất ít qua các năm là do ảnh hưởng của đề án tinh giảm biên chế của Sở.
Trình độ người lao động luôn lớn hơn hoặc bằng về trình độ đào tạo chức danh công việc. Trình độ cán bộ, nhân viên qua đào tạo Tiến sỹ năm 2016 chiếm 2,38 trên tổng số lao động của sở, trình độ cán bộ, nhân viên qua đào tạo Thạc sỹ chiếm 17,86 , trình độ cán bộ, nhân viên qua đào tạo đại học chiến tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nhân lực của cơ quan; Năm 2012 với 30 lao động có trình độ đại học, đến năm 2013 tăng 6 lao động, chiếm 47,37% trong tổng số lao động. Đến năm 2014, tăng 4 lao động qua đào tạo đại học, chiếm 50% trong tổng số lao động và số lao động có trình độ đại học tăng đều qua các năm. Đến năm 2016 có 45 lao động có trình độ đại học chiếm 53,57 trong tổng số lao động. Trình độ lao động qua đào tạo hệ
50
cao đẳng có xu hướng giảm dần qua các năm: Năm 2012 là 20 lao động, đến năm 2016 còn 14 lao động, chiếm 16,67% tổng số lao động. Trình độ lao động qua đào tạo hệ trung cấp cũng có xu hướng giảm qua các năm: năm 2012 là 15 lao động, đến năm 2016 còn 8 lao động, chiếm 9,52% tổng số lao động.
Do đội ngũ CBCCVC của Sở có nhu cầu đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho công việc nên trong những năm gần đây trình độ của đội ngũ CBCCVC của Sở có xu hướng ngày càng tăng lên, nhất là trình độ đại học, cao học và tiến sỹ.
51
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của CBCCVC của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 2,38% 17,86% 53,57% 16,67% 9,52 Trình độ học vấn Tiến Sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp
Qua số liệu bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 cho thấy, năm 2016 trong tổng số 84 lao động có 02 lao động có trình độ đào tạo Tiến sỹ, chiếm 2,38 ; Lao động có trình độ Thạc Sỹ là 15 lao động, chiếm 17,86 ; Lao động có trình độ đại học là 45 lao động, chiếm 53,57 ; Lao động có trình độ cao đẳng là 14 lao động, chiếm 16,67 và lao động có trình độ trung cấp là 8 người, chiếm 9,52 . Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ cao nhất, tập trung chủ yếu ở bộ phận CCVC thuộc các phòng ban.
Trình độ thạc sỹ chiếm tỷ trọng trung bình và chủ yếu tập trung ở các đối tượng là lãnh đạo phòng... Qua số liệu trên ta thấy, trong năm 2016 tỷ lệ lao động có trình độ cao có biến động theo xu hướng tăng dần về trình độ của đội ngũ CBCCVC nhưng số lượng còn khiêm tốn nhất là các cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về chuyên ngành Luật.