7. Cấu trúc của luận văn
3.2.8. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách phát
sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp tại Sở
Việc nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội về chính sách phát triển NNL ngành tư pháp tại Sở Tư pháp Vĩnh Phúc cần thực hiện thông qua công tác tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức.
Hoạt động kiểm tra, giám sát nếu được thực hiện thường xuyên giúp các cơ quan, tổ chức phát hiện kịp thời kịp thời những hạn chế, bất cập để đề ra các giải pháp khắc phục, không ảnh hưởng đến mục tiêu của chính sách. UBND tỉnh cần xây dựng kế hoạch và nội dung kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách phù hợp, đạt hiệu quả.
Cơ chế kiểm tra, giám sát thực thi chính sách phát triển NNL ngành tư pháp của Sở cần tập trung vào các nội dung: việc ban hành các văn bản hướng dẫn; công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ; công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý các đối tượng chịu sự tác động của chính sách; quy trình thi tuyển công chức, đánh giá, khen thưởng, đề bạt công chức; việc thực hiện các chế độ, chính sách, khuyến khích, tạo động lực để CBCCVC tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực.
100
mạnh, điểm yếu trong thực thi chính sách, nguyên nhân của những hạn chế. Có thể đó là các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chưa đúng quy định hiện hành; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú và hiệu quả; số lượng cuộc tập huấn vẫn còn hạn chế, chưa tập huấn chuyên sâu về thực thi chính sách; chưa xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; việc đánh giá bình xét thi đua chưa dân chủ, công khai.
Cần kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính sách để khắc phục ngay những thiếu sót, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách phát triển NNL ngành tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc.
Để đảm bảo việc thực thi chính sách cần đổi mới công tác kiểm tra, giám sát ở những nội dung chính sau:
- Cần xây dựng cơ chế thông tin, báo cáo khoa học và hợp lý. Các số liệu, dữ liệu báo cáo phải cụ thể và có thể đo lường được kết quả thực thi chính sách. Duy trì chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành với các tổ chức chính trị - xã hội và công dân trong kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, có hình thức kỷ luật đối với các hành vi vi phạm, tiêu cực trong quá trình thực thi chính sách.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực để họ thực hiện có hiệu quả công việc được giao. Tránh để sảy ra các sai phạm ngay trong đội ngũ cán bộ làm cống tác kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp tại Sở Tư pháp Vĩnh Phúc.
101
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp, tác giả luận văn đã trình bày định hướng của tỉnh Vĩnh Phúc trong thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp trên địa bàn tỉnh hiên nay và trong những năm tới và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.
Các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Phân công, phối hợp tổ chức thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp; Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng nguồn nhân lực ngành tư pháp; bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ngành tư pháp; nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức ngành tư pháp; tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp; đổi mới công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật CBCCVC ngành tư pháp; thực hiện các chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực ngành tư pháp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính sách phát triển NNL ngành tư pháp.
Các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Vì vậy, muốn đảm bảo chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp được thực thi có hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, nhất là các giải pháp phân công, phối hợp thực thi chính sách, giải pháp ĐTBD cán bộ, công chức, giải pháp đánh giá, khen thưởng, tạo môi trường và động cơ làm việc cho CBCCVC. Thực hiện tốt các giải pháp này là cơ sở để phát triển NNL ngành tư pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đạt được mục tiêu.
102
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn với ngành Tư pháp, công tác Tư pháp đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, ngành Tư pháp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và đang đứng trước những thách thức lớn: nhu cầu nâng cao văn hóa pháp lý cho mỗi cá nhân trong cộng đồng, cũng như của toàn xã hội ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần hình thành văn hóa pháp luật trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nguồn nhân lực tư pháp thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
Xác định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực ngành Tư Pháp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực quan trọng này. Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực Tư pháp là một trong những khâu quan trọng nhất của chu trình chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn và để chính sách phát huy được tối đa hiệu quả.
Thông qua nghiên cứu việc thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc, phân tích những ưu điểm và những điểm chưa hợp lý trong quá trình thực hiện chính sách để đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là mục đích nghiên cứu của đề tài.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu tài liệu, số liệu và thực trạng về quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng NNL, tạo động lực làm việc làm việc cho NNL... tại Sở Tư pháp Vĩnh Phúc và đã đề xuất các giải
103
pháp hoàn thiện việc thực thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới. Luận văn đã phân tích và làm rõ các nội dung sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của thực thi chính phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp; thông qua đó luận văn đã chỉ ra được vai trò mang tính quyết định của việc thực thi chính sách phát triển nguồn lực con người đối với sự phát triển của đất nước; trong đó nguồn nhân lực ngành tư pháp có vai trò rất quan trọng, vì lao động của họ liên quan trực tiếp đến việc xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, thông qua số liệu thống kê nhân lực của sở Tư pháp giai đoạn 2012 - 2016, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba là, căn cứ vào quan điểm của chỉ đạo của Đảng, định hướng của ngành về phát triển nguồn nhân lực Tư pháp ở nước ta , luận văn đã trình bày phương hướng thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp toàn tỉnh nói chung và của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Căn cứ vào quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký ngày 18/01/2012, luận văn đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm 7 nội dung: Phân công, phối hợp tổ chức thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp; đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng nguồn nhân lực ngành tư pháp; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ngành tư pháp; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp; tạo động lực làm việc cho nguồn nhân lực ngành tư pháp;
104
đánh giá, khen thưởng, kỷ luật nguồn nhân lực ngành tư pháp công bằng, khách quan; thực hiện các chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực ngành tư pháp và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp của Sở.
Luận văn được thực hiện với sự nỗ lực và mong muốn góp phần vào việc khắc phục tình trạng thiếu nhân lực có chất lượng cao của ngành tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc cũng như của sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và đẩy mạnh việc thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp tại Sở tư pháp trong những năm tới.
Tác giả hy vọng rằng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh, với sự đồng lòng, nhất trí và quyết tâm cao, Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực của ngành, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Sở, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là một đề tài tương đối mới, đối tượng nghiên cứu là việc thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực của Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc. Do thời gian nghiên cứu có hạn, học viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Học viên kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn.
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp (2015), Ngành Tư pháp Việt Nam 70 năm xây dựng và phát triển, Nxb Tư pháp.
2. Ngô Thành Can, “Chất lượng thực hiện công việc của công chức, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Quản lý Nhà nước- số 139(8-2007).
3. Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 27-03-2009 của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành TW khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành TW khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. M.Konosuke, (1993), Nhân sự - chìa khoá của sự thành công, NXB Sự thật, Hà Nội
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đỗ Phú Hải (2014), Quá trình xây dựng chính sách công tại các nước đang phát triển, Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ.
11. Nguyễn Hữu Hải (2008), Hoạch định và phân tích chính sách công, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Hải (2014),Chính sách công-những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106
tập2), Nxb Lao động - Xã hội - 2011.
14. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Hồng Hải, “ Những vấn đề đặt ra về cải cách tiền lương
trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí tổ chức Nhà nước, số 07/2010.
16. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.
17. Học viện Hành chính quốc gia (2007), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Học viện Hành chính quốc gia (2013), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
19. Nguyễn Khắc Hùng (Chủ biên), Đề tài nghiên cứu kho học cấp bộ:
Cải cách công vụ trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2005.
20. Kế hoạch số 5189/KH-UBND ngày 21/11/2008 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
21. Kế hoạch số 03-KH/TU, ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức năm 2016. 22. Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 25/02/2008 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật cán bộ, công chức, Hà Nội, 2008.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật viên chức, Hà Nội, 2010
25. Quyết định số 358/QĐ- BTP ngày 06/03/2012 của Bộ Tư pháp Về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Tư pháp giai đoạn 2011-2020.
107
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016 và Kế hoạch sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
27. Quyết định số 57/2008/QĐ-UB ngày 6/11/2008 Ban hành quy định
thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh Về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
28. Quyết định số 03/2009/QĐ-UB ngày 7/1/2009 Về việc sửa đổi điểm a, khoản 3, Điều 3 của Quyết định số 57/2008/QĐ-UB ngày 06/11/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “ban hành Quy định thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
29. Quyết định số 57/2008/QĐ-UB ngày 6/11/2008 Ban hành quy định
thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
30. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.