7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Phân công, phối hợp tổ chức thực thi chính sách phát triển nguồn nhân
81
Hiện nay, bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành được tổ chức như sau:
- UBND tỉnh phụ trách chung và quyết định các vấn đề về chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành.
- Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng danh mục nhóm ngành hoặc chuyên ngành ĐTBD trong nước và nước ngoài trong từng giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thực hiện quyết định của UBND tỉnh về thu hút, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo dõi, quản lý người được cử đi ĐTBD trong và sau thời gian đào tạo; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức. Trong Sở Nội vụ, Phòng Đào tạo được giao nhiệm vụ phụ trách tham mưu thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu bố trí, sử dụng NNL và định kỳ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách.
- Sở Tài chính bố trí, quản lý kinh phí ĐTBD nguồn nhân lực trong dự toán ngân sách hàng năm của Sở Nội vụ; thanh toán kinh phí, kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán.
- Sở Tư pháp phổ biến chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; thông báo công khai chỉ tiêu, chuyên ngành ĐTBD cán bộ, công chức viên chức của ngành; thực hiện đúng quy trình, thủ tục cử CBCCVC đi đào tạo ở trong nước; chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ theo dõi quá trình học tập và công tác sau đào tạo của người được cử đi đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị.
Công tác phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp cần có sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức. Nếu chỉ giao công việc này cho Sở Nội vụ thì sẽ xuất hiện hai điều bất cập: một là, Sở Nội vụ gánh vác thêm một phần công việc nặng nề, trong khi khối lượng công việc của các phòng chuyên môn tại sở khá nhiều dẫn đến khó khăn cho Sở trong thực hiện nhiệm
82
vụ đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách; hai là, việc hoạch định và thực thi chính sách sẽ không hợp lý, toàn diện trên khía cạnh, nhiều vấn đề khó khăn không được đề cập và giải quyết thấu đáo do đây là vấn đề liên ngành, không chỉ thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành nội vụ.
Để thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc, học viên đề xuất mô hình tổ chức thực thi chính sách này như sau: - UBND tỉnh phụ trách chung và quyết định các vấn đề về chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành. Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban chỉ đạo. Các thành viên của Ban chỉ đạo là thành ủy viên, người đứng đầu một số sở, ngành của tỉnh, các cơ sở ĐTBD trên địa bàn tỉnh. Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành. Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung tham mưu với UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành.
- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo là Sở Nội vụ. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung của các kỳ họp, phân công, liên hệ kết nối các thành viên Ban chỉ đạo, tham mưu cho UBND tỉnh về các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực và thực hiện chính sách theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
Như vậy, trách nhiệm tham mưu cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành không thuộc Sở Nội vụ mà là nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, vừa giảm gánh nặng cho Sở, vừa nâng cao hiệu quả hoạch định và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực. Mô hình tổ chức này không sinh ra nhiều cơ quan, không sinh ra thêm biên chế mà giải quyết được những hạn chế của mô hình hiện nay.
Cần tăng cường sự phối hợp giữa Sở tư pháp với các cơ sở ĐTBD trên địa bàn tỉnh.
83
- Trong tuyển dụng: Sở tư pháp đưa ra ngành, lĩnh vực thuộc nhu cầu tuyển dụng, chỉ tiêu biên chế cần tuyển, thống nhất chủ trương tuyển dụng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích ĐTBD, bố trí công việc phù hợp, phân công người có năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn những công chức, viên chức mới được tuyển vào và theo dõi cung cấp thông tin, số liệu về nhân lực để sở nội vụ tổng hợp chung.
- Trong sử dụng: Tùy vào từng lĩnh vực mà cơ quan sẽ giới thiệu, tiến cử, chủ động luân chuyển CBCCVC để họ có thể phát huy cao nhất năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động chung của cơ quan.
Lộ trình thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Tạo cơ sở để thực hiện chính sách, cụ thể như sau:
- Ban hành các văn bản thực hiện chính sách (Kế hoạch, chương trình, quy định, quy chế ...)
- Tổ chức bộ máy thực thi chính sách; - Công bố và tuyên truyền chính sách;
Giai đoạn này được thực hiện từ đầu năm 2018. Hiện nay, chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp của tỉnh đã có những cơ sở cần thiết và vững chắc để thực hiện hiệu quả trong thực tiễn. Về cơ bản, hệ thống văn bản triển khai chính sách tương đối đầy đủ; tổ chức bộ máy thực thi chính sách, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban.
Giai đoạn 2: Triển khai các giải pháp thực hiện chính sách; tổng kết rút kinh nghiệm; điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành. Trong giai đoạn 2, bước đầu, những giải pháp của chính sách được thực thi nhưng còn mang tính thí điểm. Trong quá trình thực hiện có thể sẽ xuất hiện những khó khăn, vướng mắc cần thường xuyên nghiên cứu, rút kinh nghiệm. Giai đoạn 3: Duy trì chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành tư pháp.
84
Sau khi triển khai các giải pháp thực thi chính sách, căn cứ vào các vấn đề thực tiễn phát sinh, các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm được những cách thức, biện pháp phù hợp để duy trì chính sách. Việc thực hiện chính sách có các quan điểm, tư tưởng rõ ràng hơn; giải pháp đồng bộ, hợp lý hơn; tổ chức thực thi khoa học, hiệu quả hơn. Trong giai đoạn này vẫn cần thường xuyên xem xét, rút kinh nghiệm và điều chỉnh các cơ chế, chính sách, những giải pháp thực hiện mục tiêu của chính sách để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những biến động của tình hình bên trong và bên ngoài tổ chức.