7. Cấu trúc của luận văn
1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Giáo dục là phương tiện cơ bản để phát triển nguồn nhân lực, sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục mang tính quyết định trong việc cải thiện chất lượng
34
công dân. Với quan điểm đó, trong thời gian qua, Trung Quốc đã kiên trì với các chiến lược “Khoa học và giáo dục tiếp sức Trung Quốc” và “Giáo dục kiến lập Trung Quốc”; tăng cường giáo dục cơ bản, tập trung vào trau dồi khả năng tư duy của sinh viên và hướng họ tới sự trí thức hóa. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang triển khai thực hiện 16 dự án khoa học kĩ thuật quan trọng. Tại Hội nghị quốc gia lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ ra: “Học tập suốt đời là một xu hướng không thể tránh được của phát triển xã hoi hiện nay và giáo dục một lần ở nhà trường không thể đáp ứng nhu cầu về cập nhập thông tin của chúng ta”. Trung Quốc sẽ “trở thành một xã hội theo phương thức học tập dân sự và học tập suốt đời”.
Mặt khác, Trung Quốc đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Gần đây, Trung Quốc đã công bố Cương Yếu quy hoạch nhân tài. Đây là Cương Yếu quy hoạch về phát triển nhân tài tầm trung và dài hạn của Trung Quốc được công bố lần đầu. Cương Yếu này không chỉ đánh giá rõ thực trạng về đội ngũ nhân tài Trung Quốc hiện nay, mà còn xác định mục tiêu chiến lược “thế mạnh cạnh tranh nhân tài quốc gia, phấn đấu vươn lên hàng ngũ nước mạnh về nhân tài thế thời” trước năm 2020.
Trên cơ sở không ngừng tăng cường tuyển chọn và đào tạo nhân tài trong nước, Cương yếu còn nêu rõ, Trung Quốc sẽ triển khai thực hiện chính sách phát triển nhân tài thông thoáng hơn, cố gằng thu hút nhân tài nước ngoài về nước hoặc đến Trung Quốc khởi nghiệp và lập nghiệp, xây dựng và hoàn thiện chính sách và biện pháp. Đặc biệt về các mặt: xuất nhập cảnh, cư trú lâu dài, thu thuế, bảo hiểm, nhà ở.