7. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ngành tư pháp
Một là, tuyển dụng và bố trí cán bộ “đúng người, đúng việc” với tinh thần lấy tiêu chuẩn làm căn cứ sắp xếp cán bộ; lấy hiệu quả công việc làm cơ sở để đánh giá, đề bạt, đãi ngộ cán bộ. Muốn vậy, phải tiêu chuẩn hóa các chức danh công chức. Đây là cơ sở không chỉ cho công tác bố trí, sử dụng mà còn cho việc ĐTBD, đề bạt cán bộ, công chức của ngành.
Việc bố trí, sắp xếp lao động phải căn cứ vào yêu cầu công việc theo nguyên tắc “t y việc xếp người” chứ không phải “t y người xếp việc” như vẫn thường diễn ra, gây nên tình trạng làm việc không đúng ngành nghề đào tạo và không đúng năng lực sở trường.
Hai là, coi trọng chính sách sử dụng để khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra hiện nay, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao hiện có. Chính sách sử dụng NNL bao gồm chế độ đãi ngộ thỏa đáng vật chất, khuyến khích, động viên bằng tinh thần, xây dựng môi trường và điều kiện làm việc cho CBCCVC.
Ba là, công chức được bố trí vào các chức danh của các ngạch, bậc khác nhau phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Mỗi ngạch, bậc có tiêu chuẩn cụ thể, người được xếp ở ngạch, bậc nào phải có khả năng, trình độ phù hợp theo yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch, bậc đó. Tiền lương được trả theo chức danh và kết quả thực hiện công việc của họ. Nhà nước cần xây dựng chức danh và tiêu chuẩn cho các vị trí công việc, lấy tiêu chuẩn của chức danh làm cơ sở để bố trí và sử dụng cán bộ. Việc bố trí và sử dụng cán bộ theo đúng yêu cầu trình độ nghiệp vụ của từng vị trí công tác sẽ có tác dụng không
87
những tiết kiệm được lao động, bộ máy gọn nhẹ, mà còn làm cho mỗi người thực hiện nhiệm vụ đúng ngành nghề, trình độ chuyên môn, phát huy đươc năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.