Đường lối, chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 48)

Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các yêu cầu đổi mới pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, quan điểm về công tác thi hành án hình sự và vai trò của Toà án nhân dân trong công tác thi hành án hình sự. Tuy nhiên, nếu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đặt ra vấn đề về “xây dựng Bộ luật Thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án” [3] thì đến nay việc xây dựng Bộ luật Thi hành án điều chỉnh các lĩnh vực về thi hành án đã chưa được thực hiện.

Trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì chủ trương hoạt động thi hành tập trung về một đầu mối thuộc Chính phủ, chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ

sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Tuy nhiên trong Kết luận số 92 ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị, đã có sự điều chỉnh về định hướng tổ chức cơ quan thi hành án và tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan thi hành án như hiện nay.

Thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã liên tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án nói chung và các quy định của pháp luật về thi hành án hính sự nói riêng. Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã được ban hành và hệ thống các văn bản hướng dẫn được ban hành kịp thời để điều chỉnh trong hoạt động thi hành án hình sự.

Trong khi hoạt động thi hành án hình sự là một hoạt động quan trọng để bảo đảm thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế thì chỉ được điều chỉnh bằng Luật Thi hành án hình sự đã được ban hành từ năm 2010, đến nay Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lỗ rõ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập, một số quy định đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến thi hành án hình sự như Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014... Ngoài ra, thực trạng pháp luật ở nước ta thường xuyên thay đổi, có nhiều quy định còn chung chung, thiếu rõ ràng... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong hoạt động thi hành án hình sự. Trong thời gian qua, nhiều bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành chưa nghiêm đã làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, trật tự xã hội trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế, quốc tế. Hiện nay Luật thi hành án hình sự sửa đổi bổ sung đang được trình trước Quốc hội để thông qua trong năm nay. Vấn đề đặt ra là, nếu chúng ta không xây dựng Bộ luật Thi hành án chung cho các lĩnh vực thi hành án (thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, hành chính) thì

vẫn cần thiết phải sửa đổi, bổ sung bộ luật về thi hành án hình sự.

1.3.2. Tổ chức, bộ máy, trình độ và năng lực của cán bộ Toà án

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “Tòa án nhân dân là trung tâm của cải cách tư pháp và hoạt động xét xử là trọng tâm của công tác tư pháp” [4]. Đây là trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó cho hệ thống Toà án để hệ thống Tòa án phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

Tuy nhiên, tổ chức, bộ máy làm công tác thi hành án hình sự nói chung và tổ chức bộ máy làm công tác thi hành án ở Tòa án hiện nay có nhiều bất cập, nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án hình sự. Vì vậy việc đổi mới tổ chức, bộ máy và hoạt động thi hành án là một vấn đề khá cấp bách, nằm trong tiến trình cải cách Tư pháp, cải cách bộ máy Nhà nước.

Hiện nay, bộ máy làm công tác thi hành án hình sự do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện: Tòa án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án phạt tù, Bộ Công an đảm nhiệm việc thi hành án phạt tù, Bộ Quốc phòng tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án Quân sự; lĩnh vực quản chế, cải tạo không giam giữ, án treo... do chính quyền cơ sở hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc đảm nhiệm; việc ra quyết định miễn, giảm hoặc thời hạn chấp hành hình phạt tù do Toà án cấp tỉnh thực hiện. Thực tế đó cho thấy hoạt động thi hành án do nhiều cơ quan thực hiện đã tạo ra sự thiếu chặt chẽ, thống nhất trong quản lý thi hành án, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác thi hành án hình sự và đến vai trò của Tòa án trong thực hiện công tác thi hành án hình sự. Vì vậy Luật thi hành án

hình sự, trong đó phải xác định rõ cơ quan chủ trì, các cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong việc tổ chức thi hành án hình sự là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)