Thực trạng vai trò của Tòa án trong miễm, giảm thời hạn chấp hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 94)

hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ; rút ngắn thời gian thử thách án treo

Việc miễn chấp hành hình phạt theo quy định của Điều 57 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 và nay là Điều 62 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang từ năm 2013 đến 2017 không xét miễn cho trường hợp nào, nguyên nhân do không có trường hợp nào được đề nghị Tòa án nhân dân xem xét miễn chấp hành hình phạt. Chỉ có 06 trường hợp người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt do được đặc xá của Chủ tịch nước.

Hàng năm, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho khoảng hơn 2000 phạm nhân đang cải tạo tại Trại tạm giam Công an tỉnh Tuyên Quang và Trại giam Quyết Tiến thuộc Tổng cục VIII, Bộ công an vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, dịp 30/4 và dịp 2/9. Từ năm 2013 đến năm 2017 Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã xem xét thẩm định hồ sơ và xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho 11.521 phạm nhân đang cải tạo tại Trại giam Quyết Tiến thuộc Tổng cục VIII - Bộ Công an và Trại tạm giam Công an tỉnh Tuyên Quang. Trong đó:

Năm 2013 quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho 2.296 phạm nhân: Trại tạm giam Công an tỉnh là 56 phạm nhân, Trại giam Quyết Tiến là 2.240 phạm nhân. Giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 452 phạm nhân; giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 1.844 phạm nhân [25].

Năm 2014 quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho 2.547 phạm nhân: Trại tạm giam Công an tỉnh là 52 phạm nhân, Trại giam Quyết Tiến là

2.495 phạm nhân. Giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 409 phạm nhân; giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 2.138 phạm nhân [26].

Năm 2015 quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho 2.755 phạm nhân: Trại tạm giam Công an tỉnh là 54 phạm nhân, Trại giam Quyết Tiến là 2.701 phạm nhân. Giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 557 phạm nhân; giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 2.198 phạm nhân [27].

Năm 2016 quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho 2.382 phạm nhân: Trại tạm giam Công an tỉnh là 52 phạm nhân, Trại giam Quyết Tiến là 2.330 phạm nhân. Giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 987 phạm nhân; giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 1.395 phạm nhân [28].

Năm 2017 quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho 2.473 phạm nhân: Trại tạm giam Công an tỉnh là 43 phạm nhân, Trại giam Quyết Tiến là 2.430 phạm nhân. Giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 419 phạm nhân; giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 2.054 phạm nhân [29].

Trên cơ sở đề nghị của Trại giam Quyết Tiến thuộc Tổng cục VII - Bộ Công an và Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang về kết quả chấp hành án phạt tù của phạm nhân trong thời gian chấp hành án, Tòa án nhân dân tỉnh đã tiến hành thẩm định hồ sơ để đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân. Tại các phiên họp xét giảm, Hội đồng xét giảm Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã công tâm, cân nhắc mức đề nghị xét giảm của Trại giam Quyết Tiến, Cơ quan thi hành án hình sự và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh để quyết định mức giảm đối với từng phạm nhân đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

Công tác xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân

Tuy nhiên, thực tiễn trong công tác xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vẫn còn có những khó khăn,

góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền con người trong thi hành án hình sự.

Trong việc thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo Điều 13 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA- BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân thìTrại giam thuộc Bộ Công an chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đến Hội đồng thẩm định của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để thẩm định. Giám thị trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh và Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho Hội đồng thẩm định của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để thẩm định.

Hội đồng thẩm định tổ chức họp để thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù do trại giam, trại tạm giam chuyển đến. Căn cứ kết quả thẩm định đã được Hội đồng thẩm định của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và Hội đồng thẩm định của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh duyệt, Giám thị trại giam, trại tạm giam hoàn thành hồ sơ, danh sách, làm văn bản đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời gửi một bộ hồ sơ, danh sách đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật.

Thực chất của việc thẩm định là xem xét tính đúng sai về điều kiện, tiêu chuẩn giảm án của người được đề nghị giảm án. Nhưng thực tế hiện nay, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh đã và đang làm thay chức năng của Toà án trong việc xét giảm án đó là: Quyết định mức giảm cho cơ quan quản lý phạm nhân (trại giam, trại tạm giam) và buộc cơ quan này phải làm lại danh sách đề nghị, mức giảm mà cơ

quan quản lý thi hành án đã duyệt.

Theo khoản 3 Điều 15 Thông tư liên tịch số: 02/2013/TTLT- BCA- BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì: Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng quyết định:

- Không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;

- Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Hội đồng không được quyết định mức giảm cao hơn mức đề nghị của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu hoặc Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu [8].

Theo quy định như trên thì Thẩm quyền của Hội đồng xét giảm chỉ có quyền chấp nhận một phần hoặc chấp nhận toàn bộ hay không chấp nhận mức đề nghị của Trại. Và trong chấp nhận thì chỉ có quyền chấp nhận theo mức đề nghị của Trại hoặc thấp hơn đề nghị mà không có thẩm quyền quyết định mức giảm cao hơn đề nghị của Trại. Tuy

d ội đồng xét giảm

có mức án như nhau, kết quả chấp hành án được đánh giá là chấp hành tốt, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự nhưng có trường hợp đề nghị trường hợp này thì đề nghị cao hơn trường hợp khác. Như vậy, quá trình Hội đồng xét giảm có căn cứ để tăng mức giảm cho trường hợp đề nghị thấp của Trại nhưng lại không được phép (vượt quyền) nên phải giảm trường hợp khác tạo ra sự thiệt thòi, không đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan, không khuyến khích được được phạm nhân thi đua cải tạo tiến bộ. Ví dụ, đối với trường hợp lần đầu được xét giảm trong danh sách đề nghị giảm 3 tháng, trường hợp Nguyễn Văn A các quý cải tạo đều đạt loại tốt, đã thực hiện xong

các nghĩa vụ dân sự, còn trường hợp Nguyễn Văn B, có quý cải tạo xếp loại khá, có quý cải tạo xếp loại tốt, mới chấp hành được một phần nghĩa vụ dân sự nhưng đều được đề nghị mức giảm 3 tháng, khi xét giảm Hội đồng xét giảm không được tặng mức giảm đối với Nguyễn Văn A, đã xét giảm đối với Nguyễn Văn B từ đề nghị 3 tháng xuống 2 tháng để đảm bảo công bằng giữa các phạm nhân.

Ngoài ra, cũng cần quy định Hội đồng xét đề nghị giảm hình phạt tù của các Trại giam, Trại tạm giam có quyền bảo lưu những đề nghị của Trại về mức đề nghị giảm ngoài mức mà Hội đồng thẩm định của Cơ quan quản lý Thi hành án hình sự đã duyệt, vì Hội đồng xét giảm của Trại là cơ quan nắm chắc hơn ai hết quá trình cải tạo các phạm nhân. Trên cơ sở đó Hội đồng xét giảm của Tòa án mới có căn cứ khách quan để quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị trong văn bản của Trại tạm giam, Trại giam đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù (đối với trường hợp còn có sự khác nhau về mức giảm giữa Trại và Cơ quan quản lý Thi hành án hình sự cần thể hiện rõ các quan điểm đó).

Theo quy định tại điểm dkhoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao“Đối với người được đề nghị xét giảm, nếu sau khi được chấp nhận toàn bộ đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với họ, mà thời hạn chấp hành hình phạt còn lại không quá 1 tháng thì Hội đồng xét giảm có thể quyết định giảm toàn bộ phần hình phạt còn lại” [22].

Tuy nhiên, đối với điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại quy định “ Đối với phạm nhân được đề nghị xét giảm, đến ngày Hội đồng họp xét giảm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại không quá một tháng, thì Hội đồng có thể quyết định giảm hết thời hạn tù còn lại”[8].

Hướng dẫn như vậy, theo chúng tôi chưa sát, chưa đầy đủ và phù hợp với thực tiễn.

Trong thực tế, ở tỉnh Tuyên Quang mỗi đợt xét giảm có rất nhiều trường hợp Trại giam đề nghị mức giảm có thời hạn, đến ngày Hội đồng mở phiên họp, thời hạn chấp hành án còn lại của phạm nhân không quá 01 tháng, Hội đồng xét giảm áp dụng quy định có lợi hơn cho phạm nhận tại điểm dkhoản 1 Điều 2Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để quyết định giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân. Ví dụ, trường hợp Nguyễn Văn Tú, còn phải chấp hành hình phạt tù là 04 tháng 20 ngày tù, trong đợt xét giảm 30/4/2017 bị án được đề nghị mức giảm 03 tháng, đến ngày 26/4/2017 Hội đồng xét giảm thì bị án đã chấp hành thêm được 1 tháng, chỉ còn phải chấp hành 03 tháng 20 ngày, nên khi Hội đồng xét giảm nhất trí mức đề nghị giảm 3 tháng của trại thì bị án chỉ còn phải chấp hành 20 ngày tù, vì vậy Hội đồng xét giảm đã vận dụng quy định tại điểm dkhoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với Nguyễn Văn Tú.

- Rút ngắn thời gian thử thách của án treo; miễn, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang số người chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ chấp hành tốt nghĩa vụ chấp hành án, chấp hành đầy đủ chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương khá nhiều, nhưng được Uỷ ban nhân dân cấp xã và Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo; miễn, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ với số lượng rất khiêm tốn.Theo báo cáo số lượng được đề nghị xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo từ năm 2013 đến năm 2017 là 152 trường hợp. Kết quả Tòa án nhân dân cấp huyện đã quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo

cho 149 trường hợp, không chấp nhận đề nghị 02 trường hợp vì lý do thời gian chấp hành án còn lại là 13 ngày không đảm bảo thời hạn để Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm). Về xét miễn, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ ở tỉnh Tuyên Quang không có trường hợp nào được đề nghị xem xét miễn, giảm.

Nhìn chung, việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo về thủ tục hồ sơ đề nghị đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án hình sự. Về quy trình xem xét và đề nghị đảm theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 08 ngày 14/8/2012 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường đã chủ trì họp gồm đại diện lãnh đạo Công an, Mặt trận Tổ quốc, Tư pháp và người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án treo để xem xét về điều kiện được rút ngắn thời gian thử thách và có văn bản đề nghị Cơ quan Thi hành án hình sự xem xét đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xét rút ngắn thời gian thử thách cho các bị án. Trong thời gian luật định, Tòa án đã mở phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách; quá trình họp, từng thẩm phán đã nhận xét đánh giá đối với mỗi trường hợp, đại diện Viện kiểm sát đưa ra quan điểm và hội đồng quyết định mức rút ngắn đảm bảo sự khách quan, công bằng. Về cơ bản quyết định của Hội đồng xét giảm phù hợp với quan điểm của Viện kiểm sát.

Việc xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích pháp cho các bị án, đồng thời khuyến khích người được hưởng án treo tự giác phấn đấu, tích cực học tập, lao động, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định thi hành án.

Qua số liệu thực tế ở Tuyên Quang về việc đề nghị và xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo, xét miễn, giảm thời hạn cải tạo không giam giữ

chiếm tỷ lệ thấp cho thấy thực trạng công tác này chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm thực hiện. Hàng năm, số người chấp hành án treo rút ngắn thời gian thử thách là quá ít so với số người chấp hành án thực hiện tốt nghĩa vụ chấp hành án, chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước ở nơi cư trú, có đủ điều kiện nhưng không được Uỷ ban nhân dân cấp xã lập

hồ sơ đề nghị là do công tác này chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa thường xuyên; do Uỷ ban nhân dân cấp xã chưa quan tâm làm tốt việc rà soát số người hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ đủ điều kiện để lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)