Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 102 - 109)

Luật Thi hành án hình sự đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, đã thực hiện được 7 năm và vừa qua Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2018, nhưng đến nay vẫn chưa ban hành các văn bản mới hướng dẫn công tác thi hành án hình sự. Hiện nay Luật thi hành án hình sự năm 2010 và các văn bản hướng dẫn về thi hành án hình sự có nhiều điểm không còn phù hợp, đã lâu chưa được hướng dẫn bổ sung như: Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng dụng một số quy định của

Bộ Luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt; Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Toà án” của Bộ luật tố tụng hình sự; Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT- BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân; Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 hướng dẫn quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. Vì vậy đề nghị sửa đổi bổ sung Luật thi hành án hình sự, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp cần khẩn trương ban hành các văn bản mới hướng dẫn công tác thi hành án hình sự cho phù hợp với các quy định mới hiện nay.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018, tuy nhiên vẫn chưa ban hành mẫu văn bản quyết định thi hành án để áp dụng thống nhất, trong khi đó các biểu mẫu kèm theo Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật tố tụng hình sự đã không còn phù hợp.

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết mới hướng dẫn công tác thi hành án theo Luật thi hành án hình sự năm 2010 và Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Tại Điều 68 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chỉ quy định về các trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều 67 (hoãn chấp hành hình phạt tù) mà không quy định thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là thiếu, chưa rõ ràng. Vì vậy tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung thêm

một đoạn nữa ở Điều 68 Bộ luật hình sự là: “Thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với từng trường hợp cụ thể được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật này”

Đề nghị sửa đổi bổ sung Luật thi hành án hình sự năm 2010, quy định bổ sung thêm thẩm quyền của Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có quyền ra lệnh áp giải thi hành án đối với những người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ bỏ trốn hoặc cố tình trốn tránh không đến cơ quan thi hành án làm việc theo giấy triệu tập; bổ sung thêm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Cơ quan thi hành án cấp huyện và Công an cấp xã khi những người này cố tình không đến Cơ quan thi hành án để làm việc theo giấy triệu tập.

Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã sửa đổi phần thứ năm: Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án, bộ luật chỉ còn bao gồm 02 chương (chương XXIII và chương XXIV, 07 điều (từ điều 363 đến điều 369), đã giảm 05 chương, 10 điều so với BLTTHS năm 2003. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bỏ các điều luật quy định về: cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án bản án và quyết định của Tòa án; thi hành các hình phạt cụ thể, bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để không chồng chéo với Luật thi hành án hình sự.

Thời gian tới nên đưa Phần thi hành án ra khỏi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và chuyển sang Luật thi hành án hình sự để bảo đảm tránh chồng chéo, trùng lặp không cần thiết. Chỉ quy định về bản án, quyết định được đưa ra thi hành. Bỏ các quy định giao cho Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự. Chỉ giữ lại các quy định về thẩm quyền xét, quyết định của Tòa án như: Thi hành hình phạt cảnh cáo; miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt; rút ngắn thời gian thử thách án treo; miễn, giảm chấp hành hình phạt tiền; tha tù trước thời hạn có điều kiện; xóa án tích.

hướng quy định toàn bộ hoạt động thi hành án hình sự cho cơ quan chuyên trách là Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an (Tổng cục VIII) quản lý, tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ theo thẩm quyền hành chính, dưới Tổng cục có các Cơ quan thi hành án hình sự từ cấp tỉnh đến cấp huyện làm nhiệm vụ từ giai đoạn ra quyết định thi hành án, ủy thác thi hành án đến quản lý và chế độ giam, giữ… để từ đó có sự quản lý, theo dõi và trình tự, thủ tục được chặt chẽ hơn. Bổ sung các quy định nâng cao vai trò của Tòa án trong việc theo dõi, giám sát kết quả chấp hành hình phạt của người bị kết án. Và bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; kết quả chấp hành hình phạt của người bị kết án.

Mặt khác, Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện và Điều 368 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, nhưng trong Luật thi hành án hình sự chưa quy định về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, chưa quy định trình tự, thủ tục, chức năng, nhiệm vụ,… của cơ sở giam giữ, người có thẩm quyền khi thực hiện theo chế định này. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất về mặt lý luận và thực tiễn khi thực hiện Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cần sửa đổi Luật thi hành án hình sự phù hợp với các đạo luật nêu trên.

Sửa đổi Luật Thi hành án hình sự theo hướng quy định bổ sung thêm thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có quyền ra lệnh áp giải thi hành án đối với những người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ bỏ trốn hoặc cố tình trốn tránh không đến cơ quan thi hành án làm việc theo giấy triệu tập. Đồng thời, bổ sung các quy định về thời hiệu thi hành bản án theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, đối với những trường hợp không chấp hành

bản án được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ do trốn tránh (bỏ địa phương đi nơi khác) mà trên thực tế các cơ quan chức năng cũng không ra lệnh truy nã, thì không được áp dụng thời hiệu thi hành bản án.

Theo quy định tại Điều 67 Luật thi hành án hình sự: “Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 64 của Luật này và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên mà tiếp tục vi phạm nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự án theo quy định của Luật thi hành án và đã bị nhắc nhở hai lần trở lên mà tiếp tục vi phạm nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú, làm việc để kiểm điểm người đó” [15, tr.37].

Hiện nay Điều 65 Bộ luât hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định, “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này” [19, tr.25].

Như vậy, theo Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 đã có hiệu lực pháp luật từ 01/01/2018 thì có sự xung đột về quy định pháp luật và theo quy định của Bộ luật hình sự thì đây là quy phạm tùy nghi “có thể” nên cần hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 67 Lu

trách nhiệm của người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ cho phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 tránh xung đột về quy định của pháp luật trong trường hợp người được hưởng án

treo vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 64 Luật thi hành án hình sự trong thời gian thử thách.

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao cần nghiên cứu lại quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc quyết định buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 64 của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên. Đồng thời đề nghị bổ sung các quy định tăng cường hơn nữa vai trò của Tòa án trong tổ chức thi hành án treo.

Đề nghị sửa đổi Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao “hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân” để tháo gỡ những khó khăn, vưỡng mắc trong việc vận dụng áp dụng pháp luật.

Thực tế hiện nay theo quy định thì thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thuộc trại giam, nơi người chấp hành án phạt tù trực tiếp cải tạo. Tổng cục VIII-Bộ công an không có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, nhưng qua việc “thẩm định”, Tổng cục VIII-Bộ công an lại là cơ quan quyết định việc đề nghị mức giảm và đối tượng giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Các trại giam sau khi có kết quả họp xét giảm án phải chuyển cho Tổng cục VIII- Bộ công an để Tổng cục duyệt lại và chuyển về Toà án để xem xét quyết. Nhưng Toà án chỉ được xét trong phạm vi mức thẩm định của cơ quan quản lý thi hành án, như vậy đã làm thay công việc của Tòa án và làm giảm vai trò của Tòa án trong việc xét giảm.

Cần sửa đổi Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT- BCA- BQP - TANDTC -

Hội đồng xét giảm có quyền tăng mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù khi có căn cứ.

Đề

tư liên tịch số: 02/2013/TTLT-BCA- BQP- TANDTC-

.

Đồng thời Thông tư nên quy định theo hướng Hội đồng xét đề nghị giảm hình phạt tù của các Trại có quyền bảo lưu những đề nghị của Trại về mức đề nghị giảm ngoài mức mà Hội đồng thẩm định của Cơ quan quản lý Thi hành án hình sự đã cho, vì Hội đồng đồng của Trại là cơ quan nắm chắc hơn ai hết quá trình cải tạo các phạm nhân. Trên cơ sở đó Hội đồng xét giảm của Tòa án mới có căn cứ khách quan để quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Đối với điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT- BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định: “Đối với phạm nhân được đề nghị xét giảm, đến ngày Hội đồng họp xét giảm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại không quá một tháng, thì Hội đồng có thể quyết định giảm hết thời hạn tù còn lại”, hướng dẫn như vậy, chưa sát, chưa phù hợp với thực tế. Vì, tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Đối với người được đề nghị xét giảm, nếu sau khi được chấp nhận toàn bộ đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với họ, mà thời hạn chấp hành hình phạt còn lại không quá 1 tháng thì Hội đồng xét giảm có thể quyết định giảm toàn bộ phần hình phạt còn lại”. Vì vậy, đề nghị sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC theo hướng như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì mới phù hợp và sát với thực tiễn.

Cần có hướng dẫn cụ thể trong việc xác định “Sức khoẻ đã phục hồi”, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền xác nhận người bị kết án đã hồi phục sức khỏe, có đủ sức khỏe để chấp hành hình phạt tù? để Toà án có căn cứ quyết định có ra quyết định tiếp tục hoãn, tạm đình chỉ hay không. Đề nghị quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này vì nếu không thì việc hoãn, tạm đình chỉ này kéo dài không có giới hạn.

Hiện nay trong quá trình thực hiện các thủ tục thi hành án hình sự có các vướng mắc trong việc ủy thác thi hành án, theo dõi người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ và đình chỉ thi hành án, hoãn thi hành án. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn và quy định cụ thể về ủy thác thi hành án, cần có quy định chi tiết khi ủy thác thi hành án gồm có những tài liệu nào, thẩm quyền ủy thác …; quy định việc theo dõi người bị thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, được hoãn thi hành án, được tạm đình chỉ thi hành án phải được giao trách nhiệm cho công an cấp xã, phường chịu trách nhiệm theo dõi, định kỳ kiểm tra. Đồng thời quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục, hồ sơ để giao giao con đã thành niên (bị tàn tật hoặc tâm thần) của người được hoãn cho người thân thích trong gia đình họ hoặc Trung tâm bảo trợ xã hội để bị án đi chấp hành án. Cần quy định người được hoãn chấp hành hình phạt tù do bị bệnh nặng phải đi khám tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên theo định kỳ như: 3 tháng, 6 tháng hoặc 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)