hiện nay đã không còn phù hợp. Vì vậy ngày 15/5/2018 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo, trong đó có hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét, quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo khi cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên. Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định Tòa án nhân dân cấp nào có thẩm quyền quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Tuy nhiên, theo Nghị quyết hướng dẫn số 02/2018/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thẩm quyền quyết định buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án treo công tác. Theo tác giả nếu quy định như vậy là không hợp lý, vì trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt tù cho hưởng án treo hoặc Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm xử phạt tù cho hưởng án treo mà Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kết án cư trú lại có quyền quyết định chuyển hình phạt tù cho hưởng án treo của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao đã xử thành hình phạt tù thì Tòa án nhân dân cấp huyện lại có quyền sửa bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao là không phù hợp quy định của pháp luật.
Thực tế, từ 01/01/2018 đến nay ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang chưa có trường hợp nào vị phạm nghĩa vụ bị đề nghị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án treo.
2.3.3. Thực trạng vai trò của Tòa án trong thi hành hình phạt tử hình hình
Tổng số bị án Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thi hành hình phạt tử hình từ năm 2013 - 2017 là 04 bị án. Trong đó, đã thi hành
hình phạt tử hình đối với được 3 bị án; 01 bị án được Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân giảm án tử hình và đã chuyển người này tới trại giam để thi hành án tù chung thân theo quyết định ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước. Hiện nay Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang còn 01 người bị kết án tử hình đang chờ kết quả kháng nghị hay không kháng nghị của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm tử hình phải chờ ý kiến của Chủ tịch nước.
Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định thi hành án tử hình, thành lập Hội đồng thi hành án tử hình và tổ chức thi hành án tử hình đối với 03 trường hợp, đảm bảo an toàn đúng quy định của Luật thi hành án hình sự và các văn bản liên quan. Không có trường hợp nào phải hoãn thi hành hình phạt tử hình.
Ở tỉnh Tuyên Quang thực tế đến nay không còn tồn trường hợp đã ra quyết định thi hành hình phạt tử hình nào mà chưa thi hành, chỉ còn một trường hợp chưa đủ thủ tục để ra quyết định thi hành án tử hình. Tuy nhiên các trường hợp bị kết án tử hình chờ thi hành án kéo dài hàng năm, thậm chí vài năm do họ có đơn xin ân giảm bản án tử hình lên Chủ tịch nước và Chủ tịch nước chưa có ý kiến có ân giảm bản án tử hình cho họ hay không. Và phải chờ kết quả có kháng nghị hay không kháng nghị của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thực tế này đã gây khó khăn cho Trại tạm giam trong việc giam giữ, nhất là trong tình trạng buồng giam xuống cấp, quá tải.
Hiện nay, việc người bị kết án tử hình phải chờ đợi thi hành án quá lâu trong xà lim của Trại tạm giam vừa gây nhiều khó khăn cho Trại tạm giam, vừa gây tâm nặng nề cho người bị kết án. Nhiều trường hợp kéo dài cả năm, thậm chí vài năm nhưng không thi hành án. Thời gian quá lâu không thi hành án tử hình cũng làm cho tính thời sự của vụ án hạn chế, tác dụng cũng hạn chế. Chẳng hạn một vụ án xét xử đã 05 năm rồi mới thi hành án tử hình thì dự
luận xã hội, thậm chí những người tiến hành tố tụng cũng không còn nhớ được nội dung vụ án. Xét về góc độ nhân đạo thì một người bị thi hành án tử hình, phải biệt giam trong nhiều năm, chờ ngày thi hành án quá dài, họ nuôi hy vọng được sống, dù hy vọng đó là nhỏ nhoi, mong manh, nhưng được họ trân trọng.
Ngoài ra, còn một số vướng mắc cần được hướng dẫn cụ thể như thủ tục tố tụng đối với những trường hợp người bị kết án tử hình chết trước khi thi hành án; chết trước khi nhận được quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với người bị kết án tử hình không viết đơn xin ân giảm); chết trước khi nhận được quyết định ân giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước.
Luật thi hành án hình sự quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, nên quá trình tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, và bị kéo dài thời gian thi hành án, kinh phí để tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đối với một bị án rất tốn kém. Thời điểm năm 2013 Bộ Công an mới chỉ đạo xây dựng thí điểm được 5 nhà thi hành án tử hình tại 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Sơn La, Đắk Lắk. Và hiện nay mới xây dựng thêm được 5 nhà thi hành án tử hình, việc này gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức thi hành án. Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức thi hành án tử hình cho 03 bị án bằng hình thức tiêm thuốc độc tại nhà thi hành án tử hình ở tỉnh Sơn La, do Tuyên Quang cách Sơn La gần 500 km nên quá trình tổ chức đưa các bị án đến nơi thi hành án khó khăn, nguy hiểm.
Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh lên kế hoạch tổ chức thi hành, áp giải 03 bị án đi thi hành án tử hình ở tỉnh Sơn La đảm bảo đúng quy định, an toàn. Nhìn chung, trình tự và thủ tục thi hành hình phạt tử hình đã được tiến hành đồng bộ,
thống nhất. Bởi lẽ, hình phạt là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt với nội dung là tước bỏ quyền được bảo hộ về tính mạng người bị kết án. Do đó, nếu sau khi đã thi hành án mới phát hiện có sai sót sẽ không thể khắc phục được.
Và cả 03 trường hợp đã được đưa ra thi hành hình phạt tử hình cũng phải chờ thi hành trong một thời gian dài.Ví dụ như trường hợp, bị án Vũ Văn Thùy tại bản án hình sự phúc thẩm số 612/HSPT ngày 26/10/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên y án Tử hình đối với Vũ Văn Thùy về tội Giết người và Cướp tài sản, sau đó Vũ Văn Thùy có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình gửi Chủ tịch nước. Vậy đến tháng 3/2015 Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang mới nhận đủ các văn bản không chấp nhận đơn xin ân giảm tử hình, quyết định không kháng nghị của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 09/3/2015 Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra quyết định thi hành hình phạt tử hình đối với Vũ Văn Thùy. Nhưng đến ngày 20/5/2016 mới thi hành xong hình phạt tử hình đối với Vũ Văn Thùy.
2.3.4.Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án
Tính từ năm 2013 đến năm 2017 Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã xem xét và ra quyết định hoãn thi hành án cho 70 trường hợp do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (Trong đó Tòa án nhân dân tỉnh là 17 trường hợp, Tòa án nhân dân cấp huyện là 53 trường hợp). Số người bị kết án được tạm hoãn thi hành án tính đến thời điểm hiện tại ở Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang còn 04 trường hợp; Toà án nhân dân cấp huyện là 28 trường hợp [25], [26], [27], [28], [29].
Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã xem xét và ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án cho 116 bị án bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính
mạng của họ. Trong đó, năm 2013: 42 trường hợp; năm 2014: 33 trường hợp; năm 2015: 10 trường hợp; năm 2016: 13 trường hợp và năm 2017 là 18 trường hợp), đa số các trường hợp đều bị bệnh hiểm nghèo như: HIV/AIDS giai đoạn cuối, Lao chiếm hơn 20%, ung thư và các lý do khác chiếm hơn 10% còn lại [25], [26], [27], [28], [29].
Luật thi hành án sự năm 2010 quy định về thủ tục để xét hoãn chấp hành hình phạt tù chưa cụ thể, thời gian chờ kết quả giám định pháp y và kết quả xác minh tại địa phương thường kéo dài, dẫn tới việc xem xét hoãn của Tòa án không đảm bảo đúng thời hạn quy định. Mặt khác, hiện Luật thi hành án hình sự năm 2010 có quy định khi tiếp nhận hồ sơ thi hành án do Tòa án giao, Công an triệu tập đối tượng đến viết cam kết. Tuy nhiên, trường hợp đối tượng không có mặt tại địa phương, không rõ đi đâu, sau khi hết thời gian chấp hành án, đối tượng trở về sinh sống thì không biết giải quyết sao vì vẫn chưa có hướng dẫn.
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự: Người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú, làm việc quản lý. Trong thời gian người chấp hành án được hoãn hoặc tạm đình chỉ, việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quản lý chưa thật sự chặt chẽ, thường xuyên, do đó dẫn đến việc Tòa án ra quyết định nhưng không nắm được tình hình về người được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, nên có tình trạng khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ thi hành án thì mới biết thông tin về người được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, thì lúc đó người chấp hành án bỏ trốn khỏi nơi cư trú, gây khó khăn cho việc xác minh, truy bắt đối với cơ quan thi hành án hình sự. Hoặc một số trường hợp được hoãn thi hành án vì lý do mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi, nhưng có trường hợp con của người được hoãn thi hành chết, nhưng Tòa án nhân dân không kịp thời nắm bắt được thông tin để phối hợp với cơ quan công an yêu cầu họ đi chấp hành án.
Một số trường hợp được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án nhưng lại tiếp tục phạm tội mới hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc tiếp tục sinh con nhiều lần, gây khó khăn cho công tác thi hành án. Ví dụ trường hợp bị án Bùi Thi Nga, bản án phúc thẩm số 542/HSPT ngày 23/7/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử y án sơ thẩm 12 năm tù về tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 19/8/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định thi hành án phạt tù đối với bị án Bùi Thị Nga, nhưng sau đó bị án xin hoãn thi hành án với lý do nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định hoãn thi hành án (lần thứ nhất) cho đến khi con đủ 36 tháng (đến 18/10/2014 hết thời hạn hoãn), hết thời hạn hoãn bị án Bùi Thị Nga lại tiếp tục xuất trình thủ tục xin hoãn thi hành án với lý do vừa sinh con được 2 tháng, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang lại ra quyết định hoãn thi hành án (lần thứ hai), thời hạn hoãn đến 13/8/2017; gần đến thời hạn phải đi thi hành án bị án Bùi Thị Nga lại xuất trình tài liệu xin hoãn thi hành án với lý do đang mang thai tháng thứ 8 chuẩn bị sinh con, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục ra quyết định hoãn thi hành án (lần thứ ba).
Trường hợp bị án là người lao động chính duy nhất trong gia đình, đã được hoãn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn đã quá một năm nhưng bị án có con duy nhất đã thành niên bị tâm thần, gia đình không có người thân thích (Bố mẹ, chồng, con, anh chị em ruột) để giao nuôi dưỡng, chăm sóc nên phải tiếp tục hoãn kéo dài nhiều lần. Hiện tại chưa có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục, hồ sơ để giao con bị tâm thần (đã thành niên) của bị án cho gia đình, các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc để bị án yên tâm đi chấp hành án. Hiện nay ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang có 01 trường hợp thuộc đối tượng như trên, đó là trường hợp bị án Hứa Thị Hoa, bị xử phạt 12 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thi hành án số 95/QĐ-CA ngày 26/12/2008 đối với Hứa Thị Hoa, sau đó
bị án xin hoãn thi hành án với lý do là lao động chính duy nhất trong gia đình và bị án đang nuôi con nhỏ bị tâm thần, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định hoãn thi hành án số 02 ngày 19/01/2009, với thời hạn hoãn là 01 năm. Hết thời hạn hoãn trên nhưng bị án không có người thân thích để chăm sóc con bị tâm thần cho bị án đi chấp hành án, Tòa án nhân dân tỉnh đã phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh xác minh nhiều lần và đã làm việc với Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh và Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh nhưng hiện nay Trung tâm chỉ nhận các trường hợp trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi không nhận trường hợp trẻ bị tâm thần, còn các trung tâm tâm thần thì phải mất chi phí để gửi. Đến nay bị án được cho vào trường hợp chậm áp giải nhưng thực tế chưa thể áp giải đi thi hành án được vì con bị án bị tâm thần chưa có nơi gửi chăm sóc, đây là khó khăn cho các cơ quan tổ chức thi hành án.
Điều 68 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 không quy định rõ ràng thời hạn tạm đình chỉ đối với từng trường hợp có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là bao nhiêu. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự vừa là điều kiện vừa là căn cứ để có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù và vừa là thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù đối với từng trường hợp cụ thể.
Tuy điều luật không quy định rõ, nhưng trong thực tiễn, các Toà án đều áp dụng khoản 1 Điều 67 để ấn định thời hạn tạm đình chỉ đối với các trường hợp được tạm đình chỉ cụ thể.
Tại tỉnh Tuyên Quang vẫn còn tình trạng vận dụng không đúng pháp luật quy định về hoãn thi hành án. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì bị án