Giải pháp tăng cường công tác phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 113 - 116)

với các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án hình sự.

Thực tế cho thấy hoạt động thi hành án do nhiều cơ quan thực hiện đã tạo ra sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác thi hành án. Vì vậy cần tăng cường công tác phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan làm công tác thi hành án hình sự, cụ thể:

- Phối hợp xây dựng quy chế phối hợp liên ngành Công an - Tòa án - Viện Kiểm sát – Cơ quan thi hành án hình sự để kịp thời trao đổi thông tin,

chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án hình sự. Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan trong công tác thi hành án hình sự theo Quy chế phối hợp.

- Tòa án nhân dân cần tích cực, chủ động và tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự, Trại giam, Ủy ban nhân dân trong việc giao, nhận các quyết định về thi hành án hình sự đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật; Chú trọng công tác phối hợp, trao đổi thông tin, chuyển giao hồ sơ, tài liệu giữa các cơ quan Tòa án - Viện Kiểm sát - Công an - Ủy ban nhân dân, việc tống đạt các quyết định liên quan đến công tác thi hành án phải được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường trao đổi thông tin hoàn thiện, bổ sung đầy đủ các thủ tục, tài liệu, hồ sơ thi hành án; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, sai sót trong công tác hồ sơ thi hành án hình sự.

- Tòa án nhân dân cần thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt việc theo dõi, quản lý các đối tượng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và chấp hành xong án phạt tù ở địa bàn.

Tăng cường phối hợp các cơ quan có liên quan để hướng dẫn, tuyên truyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc lập hồ sơ quan lý, theo dõi, việc lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, hồ sơn miễn, giảm hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp tốt với chính quyền địa phương, lực lượng Công an cấp xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ chấp hành án, củng cố chứng cứ, hồ sơ phục vụ việc hủy bỏ quyết định cho hưởng án treo theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Phối hợp tốt hơn với các cơ quan trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án hính sự; Các cơ quan cấp trên cần phối hợp để nhanh chóng ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên tịch có nhiều bất cập hoặc không phù hợp với quy định của Luật mới.

-Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự, Trại giam và chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện nghiêm việc thi hành các bản án, quyết định thi hành án hình sự. Củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ số người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án; người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cảnh cáo, trục xuất. Tăng cường các biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ chấp hành án, giảm tối đa đối tượng trốn thi hành án, bảo đảm pháp luật được thi hành nghiêm minh.

- Phối hợp trong thẩm tra, xác minh các điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được đề nghị hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác thi hành án hình sự.

- Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, chuyển giao hồ sơ, tài liệu giữa các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở trong và ngoài địa bàn tỉnh nhằm thắt chặt việc quản lý, theo dõi đối với số đối tượng bị kết án tù ngoài xã hội, người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn bỏ đi khỏi địa phương nơi cư trú; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an cùng cấp tiến hành rà soát các trường hợp người bị kết án tù đang tại ngoại, đã có quyết định thi hành án nhưng bỏ trốn để yêu cầu cơ quan Công an ra quyết định truy nã bắt đối tượng phải chấp hành án.

- Chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân rà soát toàn bộ những người được tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ, trốn thi hành án; người đang chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn và chấp hành các biện pháp tư pháp ở các địa phương, phát hiện những trường

hợp còn sót, lọt, tiếp tục mở hồ sơ theo dõi, quản lý; đảm bảo 100% đối tượng bị kết án phải có hồ sơ quản lý và theo dõi chặt chẽ ngay từ cấp cơ sở.

- Chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Viện Kiểm sát cùng cấp, các ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan và chính quyền các cấp để chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tổ chức thực hiện tha tù trước thời hạn có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)