Yếu tố con người và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 52)

được Tòa án nhân dân tối cao sắp xếp, bố trí lại trong Quyết 345/2016/QĐ- CA ngày 07 tháng 04 năm 2016 tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc hiện nay. Đội ngũ cán bộ làm thi hành án hình sự tại Toà án còn quá ít, chưa đáp ứng hết yêu cầu nhiệm vụ công tác này. Thực trạng về tổ chức, cán bộ làm công tác thi hành án hình sự ở các Toà án địa phương rất mỏng và không ổn định vì vậy khối lượng công việc rất lớn, tạo áp lực và rất vất vả. Mặt khác, một lực lượng cán bộ không chuyên làm công tác thi hành án hình sự cũng làm giảm hiệu quả khi thực hiện công tác thi hành án hình sự. Từ đó làm giảm sút vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án hình sự.

1.3.3. Yếu tố con người và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thi hành án hình sự công tác thi hành án hình sự

Là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác thi hành án hình sự của Tòa án có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính thực thi của pháp luật, bởi lẽ phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước sẽ chỉ là những quyết định trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành án hình sự kém hiệu quả sẽ gây dư luận xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án hình sự của Tòa án không chỉ được tăng cường về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng, đến nay hầu hết cán bộ đã có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, trình độ đội ngũ cán bộ thi hành án đã được nâng lên một bước so với những năm trước.

Tuy nhiên, hiện nay ở Tòa án chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ làm công tác thi hành án còn thiếu và nhiều bất cập, như vấn đề tạo nguồn cán bộ làm công tác thi hành án hình sự được xem là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, là điều kiện để từng bước thực hiện tốt tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức Tòa án làm công tác thi hành án hình sự. Thế nhưng nhìn toàn diện thì công tác tạo nguồn cán bộ làm công tác thi hành án hình sự còn chưa có sự đồng bộ. Đa số các cán bộ làm công tác thi hành án hình sự chưa được qua đào tạo, từ năm 2016 đến nay mới cử được một số Thẩm tra viên, thư ký tham gia khóa đào tạo thẩm tra viên về cả kiểm tra nghiệp vụ và công tác thi hành án. Công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm tra viên, Thư ký làm công tác thi hành án hình sự chưa chú trọng đến. Do vậy, nhiều cán bộ làm công tác thi hành án hình sự của Tòa án còn gặp rất nhiều lúng túng về các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của nghiệp vụ thi hành án hình sự như: các yêu cầu ra quyết định thi hành án hình sự, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, xoá án tích,... Trong khi đó, các kỹ năng nghề nghiệp lại là điều kiện hết sức quan trọng để một cán bộ làm công tác thi hành án hình sự có thể hoàn thành nhiệm vụ hay không. Chưa nói đến thực trạng pháp luật ở nước ta thường xuyên thay đổi, còn nhiều quy định quá chung chung, thiếu rõ ràng... trong khi đó cán bộ làm công tác thi hành án hình sự của Toà án không được đào tạo bồi dưỡng, tập huấn một cách thường xuyên, kịp thời. Dẫn đến làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án hình sự và làm giảm vài trò của Tòa án trong khi thực hiện công tác thi hành án hình sự.

Tiểu kết chƣơng 1

Thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước để thực hiện bản án, quyết định về hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trên thực tế. Đây là một hoạt động tư pháp khá phức tạp liên quan đến quyền cơ bản của con người và chính sách hình sự của một quốc gia đối với người vi phạm pháp luật hình sự, do nhiều cơ quan chức năng, nhiều tổ chức chính trị, xã hội phối hợp thực hiện mà giữ vai trò trung tâm là Tòa án nhân dân. Nhiệm vụ của giai đoạn này nhằm mục đích cảm hóa tư tưởng, giáo dục nhân cách, văn hóa, kỹ năng lao động làm cho người chấp hành án trở thành công dân có ích cho xã hội, mặt khác góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa vi phạm pháp luật nói chung.

Mặc dù là cơ quan xét xử nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án còn là cơ quan có quyền hạn thực hiện một số hoạt động trong giai đoạn thi hành án hình sự như ra quyết định thi hành án, ủy thác thi hành án; quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án phạt tù; quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định giảm thời gian thử thách của án treo, quyết định tha tù có điều kiện, quyết định xóa án tích. Xem xét việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí; Tổ chức việc thi hành hình phạt tử hình; Lập hồ sơ đặc xá (đối tượng đặc biệt), tham gia giúp Hội đồng đặc xá Trung ương thực hiện việc đặc xá.

Để trật tự xã hội được duy trì, quyền tư pháp của Nhà nước được thực hiện trọn vẹn, công lý được bảo vệ và thực thi, công bằng xã hội được đảm bảo khi bản án, quyết định hình sự của Tòa án phải được thực thi nhanh chóng, đầy đủ, chính xác trên thực tế. Vì vậy, với thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong công tác thi hành án hình sự thì Tòa án có vai trò trọng tâm, là đầu mối trong hoạt động thi hành án hình sự. Công tác thi hành án hình sự ở Tòa án phải được coi là một phần của công tác xét xử và là công đoạn cuối

của việc thực thi quyền lực tư pháp, hiện thực hóa công lý trong thực tế. Do đó, yêu cầu đặt ra cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của Tòa án nhân dân trong công tác thi hành án hình sự.

Trên cơ sở lý luận và pháp luật về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự nêu trên, tác giả phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành án hình sự. Đặc biệt là phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang trong thi hành án hình sự, đây là nội dung chính của chương tiếp theo của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH TUYÊN QUANG TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)