Thực trạng vai trò của Tòa án trong thi hành hình phạt tù cho hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 76)

hưởng treo và hình phạt cải tạo không giam giữ

Thực tiễn công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả quan trọng, các bản án xét xử bị cáo nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam

thi hành quyết định đó một cách nhanh chóng, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đều được mở sổ thụ lý để theo dõi đầy đủ, hồ sơ thi hành án được lập một cách khoa học, quyết định thi hành án treo đều được Tòa án gửi cho các cá nhân, cơ quan liên quan nhanh chóng, đúng thời hạn do pháp luật quy định. Đồng thời cũng đã tổ chức tốt việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn cho người chấp hành án có đủ điều kiện theo quy định. Quá trình xét giảm thời gian thử thách cho người phải chấp hành án treo, xét miễn, giảm thời gian chấp hành án cho người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đã được tiến hành thường xuyên, đúng quy định của pháp luật và có những tiến bộ rõ rệt. Qua công tác thi hành án treo đã góp phần giữ vững kỷ cương, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với pháp luật cũng như sự ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Theo báo cáo, thống kê hàng năm của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang thì từ năm 2013 đến năm 2017 số lượng án treo đã ra quyết định thi hành án ở tỉnh Tuyên Quang là 1.512 bị án. Năm 2013 là 260 bị án, năm 2014 là 235 bị án, năm 2015 là 293 bị án, năm 2016 là 173 bị án và năm 2017 là 351 bị án. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo là 149 trường hợp. Trong đó: Năm 2013 là 17 trường hợp, năm 2014 là 26 trường hợp, năm 2015 là 35 trường hợp, năm 2016 là 37 trường hợp và năm 2017 là 34 trường hợp [25], [26], [27], [28], [29].

Từ năm 2013 đến năm 2017, số lượng hình phạt cải tạo không giam giữ đã ra quyết định thi hành án là 195 bị án. Trong đó: Năm 2013 là 39 bị án, năm 2014 là 40 bị án, năm 2015 là 47 bị án, năm 2016 là 37 bị án và năm 2017 là 32 bị án [25], [26], [27], [28], [29]. Trong đó, cơ quan thi hành án hình sự đã tiến hành xong lập hồ sơ và giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người bị phạt cải tạo không giam giữ đối với 1509 bị án được hưởng án treo, đạt tỷ lệ

giải quyết là 99,8 % và 193 bị án cải tạo không giam giữ, đạt tỷ lệ giải quyết là 99%.

Còn lại 05 bị án chưa đưa xong các thủ tục để thi hành vì các lý do khác nhau. Nói chung, việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ tại tỉnh Tuyên Quang được thực hiện với tỷ lệ tương đối cao, chiếm khoảng trên 98%. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc quản lý các đối tượng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và các hình phạt khác ở địa phương.

Từ khi Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành cho đến nay công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ và các hình phạt khác tại xã, phường, thị trấn đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh. Đồng thời góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền lợi, trách nhiệm của các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thi hành án hình sự.

Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã thường xuyên phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp tiến hành chỉ đạo việc rà soát, kiểm kê những người bị kết án là đối tượng chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn trước đây mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa lập hồ sơ quản lý hoặc đã có hồ sơ nhưng bị thất lạc, mất mát, hư hỏng… kịp thời bổ sung đầy đủ theo quy định, chuyển giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thẩm quyền để lập hồ sơ đưa vào diện quản lý. Qua ra soát không có trường hợp người bị kết án nào chưa được lập hồ sơ quản lý hoặc hồ sơ bị mất mát, hư hỏng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong những năm qua công tác thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng còn tồn tại những mặt hạn

chế nhất định. Trong trường hợp bị án được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không có mặt tại địa phương nơi cư trú (thường trú) theo quyết định trong bản án của Tòa án. Khi Tòa án ra quyết định thi hành án và chuyển kèm theo bản án đến Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành nhưng cơ quan thi hành án hình sự không thể thực hiện việc triệu tập bị án đến làm các thủ tục cần thiết theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 62 Luật thi hành án hình sự, vì bị án không có mặt tại địa phương, chính quyền địa phương không biết bị án đi đâu, làm gì

Vẫn còn tình trạng một số Tòa án nhân dân cấp huyện ở các thời điểm khác nhau gửi không đầy đủ các quyết định thi hành án, hoặc gửi quyết định không kèm theo bản sao bản án dẫn đến việc tổ chức giám sát giáo dục bị án gặp nhiều khó khăn. Một số quyết định thi hành án ban hành không đảm bảo về mặt nội dung, hình thức văn bản, ví dụ: Quyết định thi hành án đối với người được hưởng án treo không ghi thời gian thử thách, căn cứ ra quyết định không đảm bảo đúng luật, quyết định ghi sai họ tên, ngày tháng năm sinh hoặc địa chỉ nơi bị án cư trú, ủy thác không đúng địa chỉ..., những sai sót trên cũng ảnh hưởng tới công tác giám sát, giáo dục người bị kết án của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thực tế cho thấy công tác thi hành án treo tại Tòa án mới chỉ quan tâm về mặt thủ tục (ra các quyết định, vào sổ sách…), mà chưa quan tâm thực sự đến quá trình thi hành án của các đối tượng. Việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tuy đã được Tòa án ra quyết định và đã được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị án cư trú, làm việc tổ chức việc thực hiện, nhưng nhìn chung quá trình theo dõi, giám sát, giáo dục các bị án còn chưa được quan tâm đúng mức còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu sót. Việc theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án ở những cơ quan này chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả chưa cao. Nhiều trường hợp người bị kết án được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không

giam giữ được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường theo dõi, giám sát, giáo dục nhưng khi người bị kết án không có mặt ở địa phương nữa Ủy ban cũng không nắm được, cán bộ theo dõi kiêm nhiệm và nhận thức pháp luật của cán bộ ở những cơ quan này cũng không đầy đủ, nên kết quả giám sát, theo dõi không được như ở các cơ quan chuyên trách tổ chức việc thi hành án. Hiện nay cũng không có cơ chế đôn đốc, theo dõi, giám sát các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ này. Chế độ báo cáo cũng không thường xuyên, không đầy đủ ảnh hưởng đến việc Tòa án xem xét miễn giảm án, xóa án tích.

Việc phối hợp của Tòa án với chính quyền địa phương còn hạn chế nên xảy ra tình trạng: nhiều trường hợp người chấp hành án tại địa phương đi khỏi nơi cư trú hoặc bỏ trốn nhưng Uỷ ban nhân dân không thông báo kịp thời đến công an cùng cấp cũng như thông báo với Tòa án. Có trường hợp hết thời gian thử thách nhưng Uỷ ban nhân dân chậm thông báo đề nghị cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt hoặc không có biện pháp giáo dục, hướng dẫn người chấp hành án. Có trường hợp Uỷ ban nhân dân giao cho cảnh sát khu vực trực tiếp giám sát người chấp hành án tại địa phương, trong khi theo luật, công an chỉ có trách nhiệm tham mưu, còn Uỷ ban nhân dân phải phân công cán bộ chuyên trách thực hiện việc giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Về phía những người phải chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ thường có tâm lý chung là không phải chấp hành hình phạt tù (không bị cách ly), được làm việc, lao động, sản xuất ở nhà nên không ít người coi án treo không phải là bị kết án hoặc biết bản thân đang phải chấp hành án treo nhưng có thái độ chống đối, bất cần, coi thường pháp luật hoặc cố tình trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ chấp hành án. Dẫn đến tình trạng án treo chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có giá trị, hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.

Một số trường hợp hồ sơ đã được bàn giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nhưng người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ thực tế cũng không thi hành, bỏ đi làm ăn xa, ảnh hưởng đến công tác quản lý, giám sát, giáo dục

người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ của các cơ quan được giao nhiệm vụ là Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và bản án của Tòa án không được người phải thi hành án tuân thủ nghiêm minh, chấp hành theo đúng quy định. Ảnh hưởng đến việc xác định bị án đã thi hành án xong phần hình phạt hay chưa cũng không rõ ràng, và sau khi hết thời gian thử thách 01 năm của án treo hoặc cải tạo không giam giữ đều được coi là đã xóa án tích, mà không căn cứ vào việc người đó có thực sự chấp hành bản án của Tòa án đã tuyên hay không.

Luật thi hành án hình sự chỉ quy định trường hợp người bị kết án hình phạt tù, nếu bỏ trốn thì truy nã, nhưng đối với trường hợp án treo, cải tạo không giam giữ trường hợp người bị kết án bỏ trốn không thi hành thì không có chế tài, do đó không đảm bảo được tính khả thi của hình phạt này.

Việc lập hồ sơ làm thủ tục rút ngắn thời gian thử thách cho người phải chấp hành án còn lúng túng, chưa đáp ứng được các điều kiện đặt ra.

Hình phạt cải tạo không giam giữ: nếu bị khấu trừ thu nhập cũng khó có điều kiện để thi hành quyết định của Toà án. Một phần vì thu nhập của nhiều trường hợp không ổn định và họ cũng không cư trú cố định, ổn định ở một nơi. Trong thực tế, hình phạt cải tạo không giam giữ ít được Toà án áp dụng và hiệu quả thi hành án hình phạt này không cao.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những tồn tại trong công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ. Trước tiên là các văn bản pháp luật liên quan đến việc đưa các bản án hình sự đã có hiệu lực của Tòa án ra thi hành còn chung chung, chưa cụ thể, chưa xác định trách nhiệm một cách rõ ràng của những cá nhân trong cơ quan, tổ chức thi hành án, nhất là chưa có những quy định về chế tài đối với các trường hợp thiếu trách nhiệm trong việc đưa các bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành. Ví dụ, Điều 18 Luật thi hành án hình sự quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm

nhất định, tước một số quyền công dân và án treo. Công an cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này” [15, tr.10].

Vấn đề ở chỗ, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức là người nào trong bộ máy này chứ không thể chung chung vì chế tài của pháp luật không thể áp dụng đối với chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức là những chủ thể chịu trách nhiệm đưa bản án hình sự vào thi hành. Thêm vào đó là các cơ quan, tổ chức chưa có nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của việc giám sát, giáo dục đối với trường hợp án treo và cải tạo không giam giữ. Do vậy, công tác giám sát, giáo dục người thi hành án treo và cải tạo không giam giữ tại tỉnh Tuyên Quang vẫn có lỏng lẻo, hiệu quả giáo dục chưa cao.

Nguyên nhân khác làm phát sinh những tồn tại trong việc đưa các bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành là, trong bộ máy nhà nước nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng chưa có bộ máy chuyên trách để thực hiện nghiêm túc các hình phạt không phải tù giam vào thi hành. Thêm vào đó, tổ chức bộ máy thi hành án hình sự còn bất hợp lý, nhưng chậm đổi mới, kiện toàn cho phù hợp, ví dụ như việc giám sát, cải tạo, giáo dục người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ đang là gánh nặng cho chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh nên trong thực tế không ít nơi buông lỏng công tác này, bởi lẽ các cán bộ tư pháp được được giao trách nhiệm giám sát các bị án hầu hết đều là cán bộ kiêm nhiệm, phải đảm đương nhiều công tác khác như hôn nhân, hộ tịch, … và hầu như không được bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án; sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ còn yếu.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Chánh án Tòa án nhân dân ra quyết định thi hành án và chịu trách nhiệm về công tác thi hành án hình sự, tuy nhiên chánh án chưa thực sự quan tâm công tác này, còn buông lỏng

quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc cán bộ của mình trong thực hiện pháp luật thi hành án treo và cải tạo không giam giữ, do vậy có lúc có nơi đã để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật như: gửi quyết định chậm, thất lạc... ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác thi hành án. Một số cán bộ được giao nhiệm vụ còn thiếu trách nhiệm, chưa làm tốt công tác tham mưu, đề xuất các biện pháp đẩy mạnh hiệu quả công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ. Quan hệ phối hợp giữa Tòa án nơi ra quyết định thi hành án với cơ quan hữu quan (Viện kiểm sát; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Cơ quan thi hành án hình sự) còn lỏng lẻo, có Tòa án nhân dân cấp huyện nhiều năm liền không kiểm tra đối chiếu với xã phường trong việc giao nhận bản án, quyết định thi hành án treo và cải tạo không giam giữ nên không phát hiện được bản án, quyết định gửi thiếu, do vậy không tổ chức giám sát, giáo dục các bị án này theo luật định.

Hiện nay Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về án treo đã có nhiều điểm thay đổi, bổ sung về án treo như: quy định Toà án có trách nhiệm tuyên buộc người được hưởng án treo thực hiện các nghĩa vụ luật định; Không hạn chế loại hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người được hưởng án treo; Điều kiện thử thách của án treo được bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)