Thực trạng vai trò của Tòa án về xoá án tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 94)

Từ năm 2013 đến năm 2017 thực hiện thẩm quyền xóa án tích theo quy định tại các Điều 63, 64, 65,66, 67 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã xem xét cấp Giấy chứng nhận xóa án tích cho 177 trường hợp và Quyết định xóa án tích cho 02 trường hợp. Trong đó, năm 2013 cấp 06 giấy chứng nhận xóa án tích; năm 2014 cấp 25 giấy chứng nhận xóa án tích; năm 2015 cấp 33 giấy chứng nhận xóa án tích và 01 quyết định xóa án tích; năm 2016 cấp 79 giấy chứng nhận xóa án tích và

01 quyết định xóa án tích; năm 2017 cấp 34 giấy chứng nhận xóa án tích [25], [26], [27], [28], [29].

Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện công tác xóa án tích của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang thời gian cho thấy, thủ tục xoá án tích còn nhiều rườm rà, phức tạp và gây khó cho người xin xoá án tích; quá trình xem xét xóa án tích đối với người bị kết án trong thời gian qua gặp một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người bị kết án, cản trở quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật hình sự, người bị kết án sẽ được đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn luật định kể từ ngày chấp hành xong bản án hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không phạm tội mới thì được tòa án cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận đã được xóa án tích cho các đối tượng có đơn yêu cầu và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích hết sức phức tạp, gây phiền hà cho người bị kết án. Để được cấp giấy chứng nhận, người bị kết án phải tự mình đến các cơ quan có liên quan xin chứng nhận và phải nộp cho Tòa án các loại giấy tờ như: Bản sao bản án, quyết định thi hành án, giấy ra trại (nếu là tù giam), giấy xác nhận thi hành xong phần dân sự trong vụ án, đơn xin xoá án tích có xác nhận của chính quyền địa phương, giấy xác nhận không phạm tội mới của công an cấp huyện, bản sao chứng minh thư, hộ khẩu… .Việc thực hiện những thủ tục này không hề đơn giản, phải đi lại nhiều lần giữa các cơ quan.

Bên cạnh đó, không quy định thời hạn xem xét để xóa án tích nên Tòa án còn quá dài kể cả đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của tòa án, chưa tạo điều kiện để người đã chấp hành xong bản án nhanh chóng tái hòa nhập xã hội.

Mặt khác, việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về xóa án tích của pháp luật nói chung và hệ thống Tòa án nói riêng còn chưa được chú trọng. Tuyên Quang là một tỉnh cùng núi, người dân đa số là người dân tộc, sinh sống ở các

vùng xa xôi nên hầu hếtnhững người đã bị kết án hoặc thân nhân của họ không biết về chế định này, mà chỉ khi con cái đi học hay có việc gì cần thì họ mới biết và đi làm thủ tục xóa án tích. Chính vì vậy, ở Tuyên Quang hàng năm mặc dù số người có đủ điều kiện để được xoá án tích là rất nhiều nhưng Toà án cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định xoá án tích không đáng kể.

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 đã có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2018 đã sửa đổi cơ bản chế định xóa án tích theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, ổn định để làm ăn, sinh sống. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 đã bỏ quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho người bị kết án, đồng thời, giao trách nhiệm cho Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 70 của BLHS.

Tòa án thực hiện việc quyết định xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội ở các chương (tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống lại loài người và tội phạm chiến tranh), căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây: Đã bị phạt tù đến 3 năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến 15 năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; Đã bị phạt tù trên 15 năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án…

Tiểu kết chƣơng 2

Vai trò của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang trong thi hành án hình sự đã thể hiện rất rõ thông qua những thành tựu trong việc thực hiện thẩm quyền về thi hành án hình sự. Công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang đã được chú trọng, việc ra các quyết định thi hành án, ủy thác thi hành án; hoãn, tạm điình chỉ thi hành án; xét miễn giảm án, nghĩa vụ dân sự; rút ngắn thời gian thử thách án treo, xóa án tích kịp thời, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả thi hành trên thực tế, và đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc theo dõi công tác thi hành án.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập về vai trò của Tòa án nhân dân trong công tác thi hành án hình sự,gây ra nhiều khó khăn và đã làm giảm hiệu quả của công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang ,

Qua công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang cho thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được ở mức độ nhất định; đã phản ánh được vai trò quan trọng của Tòa án nhân dân, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cả trên bình diện nhận thức, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật trên thực tế; làm giảm hoặc chưa thể hiện đầy đủ vai trò thực sự quan trọng của Tòa án trong thi hành án hình sự. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do những bất cập trong quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác thi hành án hình sự; thiếu quan tâm đúng mức của cơ quan, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật; bộ máy, biên chế, chế độ đãi ngộ người làm công tác thi hành án chưa tương xứng....

Từ thực trạng cũng như nguyên nhân đã chỉ ra trên, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự trong chương tiếp theo.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng vài trò của Tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự

Theo phương hướng trong Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh đã đề ra: “Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của Tòa án; chấn chỉnh các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân”, và “Chuẩn bị điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án” [2].

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động thi hành án, các quy định của pháp luật và trên cơ sở đánh giá thực tiễn vai trò của Tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự thấy rằng thi hành án hình sự là biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong thực tiễn. Hoạt động thi hành án hình sự với sự tham gia của Toà án phải được coi là trọng tâm, trung tâm của hoạt động tư pháp.

Trước đây trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì hoạt động thi hành án được định hướng là tập trung về một đầu mối thuộc Chính phủ, đồng thời mở rộng theo hướng xã hội hóa, với nội dung là: “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Xác định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố

trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù để thực hiện nghiêm túc các bản án của tòa án. Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án” [4].Vì vậy cần phải tìm ra mô hình tổ chức hợp lý để tăng cường hiệu quả của công tác thi hành án, thực hiện nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Tuy nhiên qua hơn 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49 đã cho thấy hiệu quả hoạt động thi hành án đã được cải thiện nên trong Kết luận số 92 ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị, đã có sự điều chỉnh về định hướng tổ chức cơ quan thi hành án: Dừng việc thực hiện chủ trương “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án” nêu trong Nghị quyết số 49/NQ-TW. Tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan thi hành án như hiện nay[5].

Theo quan điểm của tác giả trong điều kiện hiện nay chưa cho phép thì chủ trương của Bộ chính trị dừng việc chuẩn bị về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án nêu trong Nghị quyết số 49/NQ-TW là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Tác giả đồng tình với ý kiến đề xuất của tác giả Trương Hòa Bình trong bài viết Hoạt động thi hành án hình sự hiện nay-Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” được đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý năm 2002, là để đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về thi hành án; đảm bảo sự tập trung, thống nhất, giảm bớt tầng nấc và các khâu trung gian và đảm bảo nguyên tắc mọi phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật đều được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh thì thời gian tới phải nghiên cứu tìm ra mô hình tổ chức hợp lý để tăng cường hiệu quả của công tác thi hành án. Đây là một vấn đề mới và do đó có thể có nhiều phương án khác nhau, nhưng dù là theo phương án nào thì mô hình tổ chức cơ quan thi hành án cũng nên theo hướng :

- Đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về thi hành án.

- Đảm bảo sự tập trung, thống nhất, giảm bớt tầng nấc và các khâu trung gian.

- Đảm bảo nguyên tắc mọi phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật đều được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh.

Từ yêu cầu trên mô hình thực hiện công tác thi hành án hình sự cần giao cho một cơ quan tập trung thống nhất [1].

Đồng thời, trong thời gian tới cũng phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Tòa án nhân dân - cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong lĩnh vực thi hành án. Và vẫn tiếp tục khẳng định vai trò của Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án.

Như vậy, định hướng hiện nay của công tác cải cách hoạt động thi hành án là giữ nguyên mô hình tổ chức cơ quan thi hành án như hiện nay, nhưng cần tăng cường, gắn chặt công tác thi hành án với vai trò của Tòa án. Bảo đảm sự phù hợp với các quy định của Hiến pháp mới về nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Thi hành án là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp tham gia thực hiện quyền tư pháp. Tòa án không chỉ xét xử và ra các quyết định thi hành án mà còn phải có trách nhiệm theo dõi tình hình và kết quả thi hành bản án, quyết định của mình. Tòa án cũng cần có trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm soát, thống kê các bản án, quyết định đã được Tòa án ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành và kịp thời khắc phục được những sai sót trong các bản án, quyết định đã tuyên như giải thích, đính chính, kháng nghị và trả lời khiếu nại.

Theo quy định của pháp luật chỉ có Tòa án với tư cách là chủ thể thực hiện quyền tư pháp, chủ thể có quyền ra quyết định đưa bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành, mới quyết định tính kịp thời, nhanh chóng đúng pháp luật của việc thi hành bản án, quyết định

hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Qua đó bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự, đề cao được tính phòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý tội phạm và người phạm tội, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng để người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở thành người có ích cho xã hội, không phạm tội mới. Khi người phạm tội nhanh chóng được cải tạo, giáo dục trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, không phạm tội mới thì Nhà nước và xã hội không phải tiếp tục chi phí để cải tạo, giáo dục họ. Chính điều này đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự với tư cách là chủ thể thực hiện quyền tư pháp, trong đó có thi hành án hình sự.

Qua thực tiễn công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang, vai trò của Tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự với tư cách là chủ thể thực hiện quyền tư pháp chưa thực sự rõ nét, chưa giữ vai trò là thiết chế trung tâm trong hoạt động tư pháp, thậm chí chưa nắm được quá trình cải tạo, giáo dục của người bị kết án ra sao dẫn đến tình trạng Tòa án xem xét hoãn, tạm đình chỉ thi hành hình phạt; miễn, giảm thời gian chấp hành hình phạt, xóa án tích…còn dựa trên báo cáo của các cơ quan hữu quan. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước, trong đó có Tòa án nhân dân, không thể không tăng cường vai trò thực sự của Tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự.

Trong điều kiện cải cách tư pháp ở nước ta, tư tưởng đề cao vai trò của Tòa án trong suốt quá trình tư pháp hình sự ngày càng được ghi nhận trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)