Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 116 - 123)

Thông qua hoạt động xét xử và thi hành án hình sự, Tòa án tiến hành giải thích, tuyên truyền pháp luật về thi hành án tại phiên tòa xét xử, qua các hoạt động thi hành án hình sự và qua công tác tiếp công dân. Qua đó giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân về thi hành án hình sự và nâng cao ý thức trong việc chấp hành các phán quyết của Tòa án bằng việc chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Tòa án cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự và thông qua công tác xét xử các vụ án, công tác tiếp công dân, công tác thi hành án hình sự đã tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định của Luật thi hành án hình sự tới nhân dân trong tỉnh, nhất là những người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Trong quá trình xét xử thông qua từng vụ án cụ thể, Tòa án phải tạo điều kiện thuận lợi để những người tham dự phiên tòa cũng như nhân dân tiếp cận với pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về thi hành án nói riêng, nhằm nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật trong quần chúng nhân dân, tạo niềm tin của người dân vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trang bị cho người dân những kiến thức pháp luật cần thiết để tự bản thân họ tránh xa những hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục con em mình tuân theo pháp luật.

Tiểu kết chƣơng 3

Để nâng cao hơn nữa vai trò của Tòa án nhân dân trong công tác thi hành án hình sự, trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận và vận dụng thực tiễn, tác giả đã đưa một số các giải pháp để bảo đảm và nâng cao hơn vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự, trong đó các giải pháp cơ bản nhất là việc hoàn thiện pháp luật;việc đổi mới tổ chức, con người và chế độ đãi ngộ; về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác thi hành án; về tuyên truyền, phổ biến và giáo dụng pháp luật. Hy vọng với các giải pháp trên sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của Tòa án nhân dân trong công tác thi hành án hình sự.

KẾT LUẬN

Thi hành án hình sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng. Hoạt động Thi hành án hình sự là hoạt động cuối cùng bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội; tăng cường hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước. Quyết định, bản án của toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trong thực tế.

Để bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được cả xã hội tôn trọng, các cá nhân, tổ chức hữu quan phải chấp hành nghiêm chỉnh, phải được thi hành đúng đắn trên thực tế thì công tác thi hành án hình sự tại Tòa án nhân dân là không thể thiếu. Tòa án là chủ thể đầu tiên trong việc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; góp phần cho quá trình thi hành án hình sự được nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, giáo dục, cải tạo để người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội. Ngoài ra, giai đoạn thi hành án hình sự tại Tòa án nhân dân cũng là hoạt động kiểm soát lại những sai sót của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để kiến nghị khắc phục kịp thời, đảm bảo bản án, quyết định được đưa ra thi hành đúng đắn.

Thực tế công tác thi hành án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, công tác thi hành án ở Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh được quan tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác thi hành án cần phải khắc phục trong thời gian tới. Từ những kết quả đã đạt được qua công tác thi hành án hình sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang những năm qua cho

thấy: cơ bản hầu hết người bị kết án chấp hành xong hình phạt đều trở về với cuộc sống lương thiện, tỉ lệ tái phạm thấp. Thông qua hoạt động Thi hành án hình sự đã góp phần tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân, góp phần làm ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội và giữ vững kỷ cương, pháp luật Nhà nước. Bằng đóng góp của mình Tòa án là cơ quan có vai trò định hướng, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử và thi hành án hình sự.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn, luận văn đưa ra những giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật; đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án; về tổ chức, con người, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ thi hành án hình sự và các giải pháp khác nhằm tăng cường vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án hình sự, để bảo đảm hiệu quả công tác thi hành án hình sự trên thực tế, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Hoà Bình (2002), “Hoạt động thi hành án hình sự hiện nay -

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí khoa học pháp lý, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) (1997), Nghị quyết số 03- NQ/HNTW ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ ba , phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam trong sạch, vững mạnh, Hà Nội.

3. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị

khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BQP- VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012, về việc hướng dẫn thi hành một

số quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự về truy nã, Hà Nội.

7. Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế (2006), Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT- BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006, hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt

tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, Hà Nội.

8. Bộ công an, Bộ quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân

9. Bộ công an, Bộ quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hướng dẫn thi hành quy định về

tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân, Hà Nội.

10.Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế (2012), Thông tư liên tịch số 08/2012 /TTLT -BCA- BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006, hướng dẫn rút ngắn

thời gian thử thách của án treo, Hà Nội.

11.Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội - 2016.

12.Trần Minh Hưởng (2011), Bình luận khoa học - Luật thi hành án hình sụ và

các quy định mới nhất về thi hành án hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

13.Quốc hội (2014), Luật thi hành án dân sự (sửa đổi bổ sung năm 2014), Hà Nội.

14.Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb tư pháp, Hà Nội.

15.Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16.Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 20013, Hà Nội.

17.Quốc hội (2014), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

18.Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

19.Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017),

Nxb tư pháp, Hà Nội.

20.Toà án nhân dân tối cao (2010), Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 bổ sung một số hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 và Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày

02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.

về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn

chấp hành hình phạt tù, Hà Nội.

22.Toà án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ V “Thi hành

bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

23.Toà án nhân dân tối cao (2012), Công văn số 28/TANDTC-KHXX ngày

05/3/2012 về việc thi hành pháp luật về thi hành án hình sự, Hà Nội.

24.Tòa án nhân dân tối cao (2018), Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật hình sự

về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Hà Nội

25.Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2013), Báo cáo tổng kết công tác

năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Tuyên Quang.

26.Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Báo cáo tổng kết công tác

năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Tuyên Quang.

27.Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2015), Báo cáo tổng kết công tác

năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Tuyên Quang.

28.Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2016), Báo cáo tổng kết công tác

năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Tuyên Quang.

29.Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2017), Báo cáo tổng kết công tác

năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Tuyên Quang.

30.Nguyễn Như ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

31.Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

32.Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Luật thi hành án hình sự

Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

33.Võ Khánh Vinh, Cao Thị Oanh (2013), Luật thi hành án hình sự (giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh tuyên quang (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)