Nội dung thẩm định tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 28 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.3. Nội dung thẩm định tín dụng trung và dài hạn

a. Thm định tình hình chung ca khách hàng vay vn

Nội dung thẩm định tín dụng chủ thể/ khách hàng vay vốn thường được các NH gộp thành từng nhóm, nhằm thẩm định nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Các NH thường sử dụng tiêu chuẩn CAMPARI hoặc tiêu chuẩn 6C để thẩm định khách hàng. Sau đây là các nội dung chính cần thẩm định.

* Thm định năng lc vay n ca người vay

Các ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng hoàn trả nợ vay mà cũng quan tâm đến năng lực vay nợ của người vay. Mục tiêu của phân tích năng lực vay nợ của khách hàng là đánh giá tư cách thể nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.

- Đánh giá tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với hồ sơ vay vốn.

vốn của NH không? Mục đích vay vốn có hợp pháp, phù hợp phát triển kinh tếđịa phương?

- Thỏa mãn đối tượng và điều kiện vay vốn trong chính sách tín dụng của NH.

* Thm định tính cách và uy tín ca người vay

Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng để hạn chế thấp nhất các rủi ro do khách hàng gây nên như rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường, đề phòng phát hiện những âm mưa lừa đảo của khách hàng ngay từ ban đầu.

Những nội dung liên quan đến tính cách và uy tín người vay thường được NH đánh giá như:

- Đánh giá các yếu tố xã hội như thói quen, quan hệ giữa các thành viên, quan hệ với hàng xóm, …

- Đánh giá trình độ, kinh nghiệm và khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

- Đánh giá uy tín, năng lực điều hành sản xuất của người đại diện hộ nông dân vay vốn.

- Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của hộ nông dân để rút ra điểm mạnh, điểm yếu của hộ vay vốn: sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh.

* Thm định tình hình sn xut

Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiều và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cấp tín dụng một cách chính xác.

khách hàng cùng loại và với chính khách hàng trong các giai đoạn trước để thấy được những thành công, hạn chế của khách hàng trong thời gian qua, nguyên nhân dẫn đến những thành công, hạn chế đó. Từ đó, đánh giá được khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai.

* Phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá khả năng tài chính hiện tại của hộ. Khả năng tài chính của hộ ở hiện tại sẽ giúp NH yên tâm hơn về khả năng thực thi phương án vay vốn và khả năng trả nợ của hộ. Nội dung phân tích tình hình tài chính của khách hàng:

- Nguồn tài chính, khả năng tự chủ tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Nếu kế hoạch sản xuất thất bại, khách hàng có đủ khả năng trả nợ cho NH.

- Khả năng trả nợ.

- Trình độ và năng lực sử dụng vốn của chủ hộ.

- Số vốn thực tế tham gia vào phương án hay dự án

- Doanh thu, lợi nhuận, các khoản nợ ngân hàng...

b. Xác định các yếu t trong hp đồng tín dng

* Thm định s tin vay: số tiền vay phải được xác định rõ ràng, chính xác. - NH phải kiểm tra xem khách hàng đã đề nghị mức vay hợp lý chưa, có quá nhiều hay quá ít không, một khi quá ít cũng có thể gây ra những khó khăn cho khách hàng không đủ tiền để thực hiện kế hoạch của mình, như vậy, khả năng trả nợ sẽ bị ảnh hưởng, nếu khách hàng vay thêm thì buộc NH phải lựa chọn hoặc cho vay thêm hoặc phải thu hồi nợ trước hạn.

- Phần vốn tự có tham gia của khách hàng có đúng không vì ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro một mình. Nếu khách hàng không bỏ đồng nào vào phương án, khi phương án không thực hiện được, khách hàng không trả nợ

được thì NH sẽ gặp rủi ro rất lớn. Nếu khách hàng có tham gia vốn vào phương án thì họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả và rủi ro của phương án.

* Tính toán ngun tin tr n: khác với cho vay ngắn hạn, nguồn trả nợ các khoản cho vay TDH là khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay, lợi nhuận do dự án mang lại và các nguồn thu nhập khác.

Trên thực tế, nguồn trả nợ được các ngân hàng xác định tương đối đơn giản, bao gồm toàn bộ khấu hao từ tài sản hình thành từ vốn vay, 1 phần lợi nhuận dự kiến tạo ra từ dự án và các nguồn khác (nếu có). Một phần lợi nhuận này thường lấy theo tỷ lệ từ 40% đến 70% tổng lợi nhuận dự kiến.

* Xác định thi hn cho vay và k hn tr n

- Thời hạn cho vay TDH là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng vay vốn cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay vốn được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NH với khách hàng. Thời hạn cho vay trung hạn là từ 12 đến 60 tháng, dài hạn là từ 60 tháng trở lên. Thời hạn cho vay = Thời hạn chuyển giao tín dụng + Thời hạn ưu đãi tín dụng + Thời hạn hoàn trả tín dụng Trong đó:

+ Thời hạn chuyển giao tín dụng kể từ ngày phát sinh khoản vay đầu tiên cho đến ngày công trình và dự án đầu tư hoàn thành.

+ Thời hạn ưu đãi tín dụng là thời gian kể từ khi công trình, dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng cho đến khi bên vay bắt đầu trả nợ cho ngân hàng

+ Thời hạn trả nợ kể từ ngày bên vay bắt đầu trả nợ cho đến ngày toàn bộ số nợđược trả hết cho ngân hàng.

- Kỳ hạn trả nợ có thể được chọn là kỳ hạn trả nợ đều tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc kỳ thỏa thuận khác như trả một lần kết thúc hoặc kỳ hạn trả có tính thời vụ. Ngày cuối cùng của kỳ hạn thu nợ là mốc thời gian xử lý số nợđó.

* Xác định s tin thanh toán mi k

Về mặt lý thuyết, việc thu nợ sẽ được thực hiện theo khoản tiền và kỳ hạn đã định được quy định trong khế ước dựa trên một phương thức nhất định, các phương thức xác định số tiền trả nợ mỗi kỳ thường được áp dụng như: vốn gốc được thanh toán đều, lãi thanh toán theo dư nợ hay vốn gốc thanh toán đều, lãi thanh toán theo nợ gốc trả ( phương pháp lãi đơn, phương pháp lãi gộp), hoặc tiền vay thanh toán đều theo phương pháp hiện giá,…. CBTĐ phân tích các tỉ lệ này trong giai đoạn gần nhất và so sánh giữa các năm với nhau cũng như các tỉ lệ chung của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của khách hàng xin vay vốn.

* Xác định lãi sut cho vay: lãi suất cho vay TDH có thể áp dụng theo lãi suất cốđịnh hay lãi suất thả nổi, tức lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn vay. Khi áp dụng lãi suất thả nổi, hợp đồng thường có thêm điều khoản lãi suất nền và lãi suất trần để hạn chế bớt sự biến động của lãi suất, giảm rủi ro cho người đi vay và ngân hàng. Lãi suất cho vay TDH có thể biểu diễn theo công thức: RL = RB +RRC +RRM +RRT

Trong đó: - RL: lãi suất cho vay TDH

- RB: lãi suất cho vay cơ bản trên thị trường.

- RRC: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro khách hàng. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn xếp loại khách hàng của từng ngân hàng đểđánh giá.

- RRM: tỷ lệđiều chỉnh rủi ro số tiền vay. - RRT: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn vay.

c. Thm định v phương án/DAĐT và kh năng tr n

Nếu khoản vay được tính từ lợi nhuận để hoàn trả thì điều quan trọng là phải đánh giá được khả năng của người vay trong kinh doanh, nhằm kiếm đủ số lời để trả nợ. Phân tích khả năng tài chính của khách hàng mới chỉđánh giá được khả năng hoàn trả trong quá khứ và hiện tại trong khi việc thu nợ lại xảy

ra trong tương lai. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo ra lợi tức trong tương lai của phương án sản xuất kinh doanh. Do đó, ngân hàng cần thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư.

* Thm định s cn thiết và tính kh thi ca phương án sn xut kinh doanh/ DAĐT: đánh giá, kiểm tra kế hoạch sản xuất, tài chính hộ vay vốn, phương án sử dụng vốn vay có phù hợp với thực tế thị trường không? Các điều kiện cần thiết để thực hiện phương án; thu nhập, chi phí và tỷ lệ lợi nhuận …có hợp lý không.

- Sự cần thiết của phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư: cơ sở pháp lý của phương án/ dự án; Mục tiêu của dự án; Cung cầu sản phẩm hiện tại, dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai, nguồn cung ứng hiện tại dự báo mức độ gia tăng cung cấp trong tương lai, sự thiếu hụt so với thị trường.

- Khả năng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh/ DAĐT: Hộ vay vốn cần phải chứng minh được khả năng thực thi phương án sản xuất của mình như khả năng xây dựng mua sắm máy móc, thiết bị, lao động, khả năng về địa điểm của phương án/ dự án.

* Thm định các mc tiêu ca phương án/d án

Mỗi phương án/ dự án được lập bởi chủđầu tư cụ thể đều có những mục tiêu xác định rõ ràng. Và ngân hàng phải đánh giá được những mục tiêu này có phù hợp với đối tượng tài trợ trong chính sách cho vay của mình hay không. Ngoài ra, ngân hàng còn phải đánh giá phương cách xác định hiệu quả của phương án/ dự án có nhất quán với mục tiêu đã đề ra hay không.

* Thm định v phương din th trường

- Thẩm định thị trường nguyên vật liệu, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường sản phẩm...nhằm đánh giá tính khả thi và chắc chắn của các thông tin dự kiến trong dự án về các vấn đề này. Người thẩm định cần

phải phân tích và đánh giá các thông tin chi tiết mà hộ vay vốn cung cấp. Một số vấn đề có thể cán bộ tín dụng nên đòi hỏi khách hàng cần cung cấp thêm nếu chưa có mô tả về địa điểm, mặt hàng, nhà xưởng, thiết bị...Yêu cầu về kỹ năng, số lượng và chi phí đối với lao động.

- Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của phương án/ dự án là khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của phương án/ dự án. Do vậy phải thẩm định chặt chẽ, khoa học, tránh suy luận chủ quan.

+ Cần phải xác định nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai: Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước; Xác định mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người; Xác định thói quen tập quán tiêu dùng của người dân.

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm: ưu thế sản phẩm về giá thành, chất lượng, điều kiện lưu thông và tiêu thụ.

+ Kinh nghiệm và uy tín khách hàng vay trong quan hệ thị trường về sản phẩm, khả năng thích nghi nắm bắt thông tin thị trường hệ thống tiêu thụ sản phẩm.

+ Phương thức tiêu thụ sản phẩm

+ Đối với các sản phẩm xuất khẩu phải đánh giá được thị trường thế giới và khu vực, các thế mạnh của sản phẩm, những khó khăn về điều kiện thông tin, vận tải, chất lượng, bao bì...

* Thm định phương din k thut ca d án

- Thẩm định về quy trình công nghệ thiết bị máy móc và công suất

+ Tóm tắt ngắn gọn quy trình sản xuất xem xét vốn của ngân hàng tham gia vào công đoạn nào.

+ Liệt kê thiết bị, xuất xứ thiết bị, tính hợp lý của thiết bị, công suất thiết kế, sản phẩm dự kiến.

+ Xác định doanh thu theo công suất dự kiến: xác định giá bán bình quân; khối lượng tiêu thụ sản phẩm trong năm.

- Thẩm định địa điểm xây dựng phương án/ dự án: Xem xét các phương án về địa điểm công trình và so sánh về kinh tế kỹ thuật trên các mặt: điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội; điều kiện về tổ chức tiêu thụ sản phẩm; thuận lợi vềđiều kiện giao thông trong cung cấp vật liệu, tiêu thụ sản phẩm...; khả năng tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng và dịch vụ trong khu vực...

- Lực lượng lao động: Lực lượng lao động có đảm bảo vận hành máy móc, thiết bị hay không? Có đảm bảo đạt năng suất yêu cầu không?

* Thm định ri ro ca phương án/ d án và các bin pháp phòng nga

Trong thực tế, phương án/ dự án khi thực thi có thể gặp phải nhiều rủi ro. Các rủi ro này thường xuất phát từ các nguyên nhân: Công nghệ sản xuất không thích hợp với mục tiêu hoặc trình độ địa phương, nhu cầu không phù hợp với sản lượng dự kiến, sản phẩm không cạnh tranh và không thâm nhập thị trường được như dự kiến, không đủ nguyên liệu, nguyên liệu không tương thích, Chi phí phát sinh thêm quá nhiều...

Những nguyên nhân trên làm cho phương án/ dự án khó thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả như dự kiến. Ngân hàng nên từ chối tài trợ nếu xét thấy chủ hộ không có những biện pháp giải quyết thích hợp.

* Thm định hiu qu tài chính ca phương án/d án

- Phân tích tng mc vn đầu tư: Vốn đầu tư cho phương án/ dự án là giá trị của toàn bộ số tiền và tài sản cần thiết để thiết lập và đưa phương án/ dự án vào hoạt động. Bao gồm:

Vốn cố định: Chi phí trước đầu tư (các khoản chi phí cần thiết đảm bảo cho dự án được hình thành, triển khai và đi vào hoạt động.) và Chi phí trong quá trình đầu tư (Vốn mua sắm máy móc thiết bị, vốn cho xây lắp,...)

Vốn lưu động ròng: là vốn cho những tài sản lưu động tối thiểu cần thiết đảm bảo cho dự án có thể hoạt động bình thường trong những điều kiện kinh tế kỹ thuật dự tính.

Vốn dự phòng: Do dự án hoạt động trong nhiều năm và lượng vốn xác định chỉ là dự tính nên cần có một lượng vốn nhất định bù đắp trong trường hợp phát sinh thêm chi phí mới.

Một khía cạnh nữa cần phải quan tâm là khả năng đảm bảo nguồn vốn về số lượng và tiến độ từ các nguồn khác. Chủđầu tư cần có kế hoạch cụ thể khả thi về vấn đề này.

- Phân tích doanh thu, chi phí, d kiến li nhun

+ Doanh thu của dự án là toàn bộ các khoản thu mà DA dự kiến thu được từ hoạt động SXKD và các hoạt động khác liên quan. Doanh thu được tính hàng năm bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ cung cấp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)