Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 82 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hn chế

định, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định đã nên trên, chi nhánh vẫn còn một số tồn tại trong công tác thẩm định như sau:

Th nht, Cán bộ làm công tác thẩm định còn yếu về mặt kinh nghiệm. Mặc dù Agribank Quảng Nam vẫn thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn, giao lưu học hỏi hằng kỳ để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho cán bộ thẩm định. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa cải thiện được nhiều. Đa số, cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm thực tế, công tác đào tạo cán bộ có kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến phán đoán chưa chính xác, thiếu căn cứ. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định còn rập khuôn, thường sao chép các báo cáo thẩm định của cán bộ đi trước nên trong nội dung báo cáo thẩm định chưa nêu ra được đặc điểm sản xuất riêng biệt của từng PASXKD, tính hiệu quả và rủi ro của từng phương án. Mặc khác, thông tin thu thập thực tế vẫn còn nghèo nàn dẫn đến các nhận xét đánh giá trong báo cáo thẩm định còn sơ sài, chưa chính xác.

- Lực lượng thẩm định tại chi nhánh còn mỏng, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa công tác thẩm định và công tác kinh doanh tín dụng, CBTD ở chi nhánh kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến hiệu quả công việc kém, trong đó có công tác thẩm định. Ngoài ra, việc phân công CBTĐ chuyên sâu từng lĩnh vực sản xuất chưa được thực hiện.

- Bên cạnh đó đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ tín dụng cũng cần được quan tâm. Chính đạo đức nghề nghiệp chưa thực sựđược đảm bảo cũng làm ảnh hưởng chất lượng khoản vay. Những vụ án liên quan đến lừa đảo vốn tín dụng ngân hàng xảy ra trên thực tế, xem xét đánh giá đầy đủ có chứa đựng nguyên nhân do yếu tố con người, liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Th hai, nội dung thẩm định thường được cán bộ thẩm định đánh giá mang tính khái quát, sơ sài, hình thức, không đi sâu tìm hiểu nên không xác định được nhu cầu vốn thực tế của khách hàng. Ngoài ra, CBTĐ chưa khảo

sát thực tế tình hình sản xuất của hộ, chưa đánh giá đúng năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, chưa đi sâu phân tích phương án sản xuất của hộ để đánh giá chính xác khả năng trả nợ của hộ và tư vấn cho hộ nông dân về rủi ro và hiệu quả của phương án sản xuất. Bên cạnh đó, CBTĐ vẫn còn coi trọng tài sản đảm bảo, dẫn đến thẩm định nhu cầu vốn không chính xác so với thực tế, gây khó khăn cho hộ, một số hộ không đủ tài sản đảm bảo để vay vốn nên không được vay dẫn đến mất cơ hội tài trợ của NH.

Th ba, Công tác thẩm định chưa chú trọng nhiều trong công tác thẩm định phương án/ dự án

+ Đa phần các hộ nông dân không có thói quen ghi chép hoặc ghi chép sổ sách không rõ ràng trong quá trình mua con giống, cây giống, các chi phí đầu vào và cũng không ghi chép doanh thu, các chi phí liên quan đến xuất sản phẩm gây khó khăn cho CBTD trong việc phân tích các chi phí đầu vào, sản phẩm đầu ra; trong công tác thẩm định tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của hộ. Từ đó, không đánh giá chính xác tình hình kinh doanh hiện tại của khách hàng dẫn đến rủi ro vỡ nợ của khách hàng. Vì vậy, CBTĐ phải đến thăm nơi sản xuất kinh doanh của hộ để đánh giá tình hình. Tuy nhiên, tại Agribank Quảng Nam thì công tác này vẫn chưa được coi trọng hoặc CBTĐ chỉđến khảo sát bề ngoài nơi sản xuất của nông hộ. Việc yêu cầu hộ nông dân nộp sổ sách ghi chép báo cáo hoạt động sản xuất những năm trước cho đúng quy định cho vay mà chưa xem xét, đánh giá những sổ sách đó dẫn đến chưa đánh giá được tình hình sản xuất trong quá khứ và hiện tại của hộ.

+ Kiến thức ngành của CBTD còn hạn chế, do đó, CBTD gặp khó khăn trong việc phân tích đặc điểm sản xuất, quá trình sinh trưởng, phòng bệnh, thị trường tiêu thụ,...dẫn đến đánh giá phương án sản xuất kinh doanh không chính xác.

+ Việc xác định tính xác thực của phương án/ dự án sản xuất vẫn chưa được CBTĐđầu tư.

Th tư, kết quả chấm điểm xếp hạng hộ nông dân chưa phản ánh chính xác thực trạng của khách hàng. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng hộ nông dân của Agribank hiện nay vẫn còn căn cứ vào các tiêu chí xếp hạng tín dụng cá nhân. Ngân hàng vẫn chưa xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng riêng cho hộ nông dân trong khi lĩnh vực cho vay hộ nông dân có nhiều đặc điểm khác biệt so với lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh, cho vay tiêu dùng cá nhân.Vì vậy, các cán bộ thẩm định ở chi nhánh vẫn chưa coi trọng công tác này, chấm điểm qua loa, lấy lệ, đánh giá mang tính chủ quan. Đặc biệt, đối với hộ nông dân, việc chấm điểm rất khó vì không đủ thông tin, đối tượng sản xuất đa dạng, hoạt động sản xuất phức tạp nên kết quả chấm điểm chưa phán ánh đúng thực trạng của khách hàng.

Th năm, công tác kiểm soát nội bộ còn sơ sài, chưa tuân thủ quy trình kiểm soát. Cán bộ kiểm soát còn cả nể, làm việc mang tính hình thức, chưa đi sâu phân tích và nghiêm túc trong quá trình kiểm soát. Ngoài ra, ban kiểm soát cũng chỉ kiểm soát được bề nổi của công tác thẩm định như việc tuân thủ quy trình thẩm định, các nội dung thẩm định có đầy đủ không, có thực hiện đúng quy định về ĐBTD nhưng chưa kiểm soát được tính chính xác của kết quả thẩm định. Đây cũng là một hạn chế làm giảm chất lượng thẩm định.

Th sáu, hạn chế về thông tin thẩm định. Thông tin CBTĐ thu thập được chưa đảm bảo, không đầy đủ, thiếu chính xác do còn mang nặng phán đoán chủ quan, chưa cập nhật kịp thời hiện trạng sản xuất của hộ. Thông tin thu thập chủ yếu do hộ cung cấp, chưa khảo sát thực tế tại nơi sản xuất, nơi sinh sống của hộ; chưa thu thập thông tin từ những nguồn khác như người quen, người thân của hộ, hội nông dân, hội phụ nữ….Ngoài ra, CBTĐ chưa cập nhật kịp thời các thông tin thay đổi trên thị trường, thông tin trong lĩnh vực sản xuất như giá cả,

môi trường sản xuất…Sự phối hợp thông tin giữa các thành viên cũng chưa chặt chẽ thường xuyên, các cá nhân làm việc một cách độc lập.

Th by, công tác thẩm định tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập. Tài sản đảm bảo của hộ nông dân thường là đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…nhưng chủ yếu là đất đai. Thực tế, tại chi nhánh việc xác định chủ sở hữu Quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế do nông hộ chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, CBTD chưa đi sâu xem xét. Việc định giá TSĐB còn thấp, chưa chính xác.

Ngoài ra, việc xác định vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án của hộ vay vốn còn rất chung chung, dựa trên giới hạn tối thiểu mà mức vốn tự có của NHNN&PTNT Việt Nam ban hành tại quy chế cho vay. Việc gia hạn nợ đôi lúc còn chưa sát sao chặt chẽ, khi có nợ đến hạn, nếu còn thời hạn để gia hạn thì cán bộ tín dụng và khách hàng gia hạn nợ mà không xem xét nguyên nhân của việc gia hạn nợ. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng của chi nhánh chưa chi tiết cụ thể, chưa có quy trình thẩm định riêng cho đối tượng hộ nông dân; phương pháp thẩm định còn chưa chú trọng dự báo rủi ro.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân ch quan

- Nhận thức về tầm quan trọng của thẩm định tín dụng chưa cao. Nhiều NH ở Việt Nam coi trọng TSĐB, hầu như các khoản vay đều phải có TSĐB. Trong khi ở nước ngoài, các NH lại chú trọng thẩm định tín dụng hơn là TSĐB vì khi NH cho khách hàng vay vốn, NH cũng hi vọng khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, trả nợ cho NH chứ không phải thu hồi nợ vay từ TSĐB. Tại chi nhánh, nhiều nhân viên thẩm định chỉ coi công tác thẩm định mang tính hình thức chưa chưa thực sự chú trọng và đầu tư khi thực hiện công tác này. Mặt khác, một số nhân viên còn chưa tích cực điều tra, tìm hiểu thông tin thị trường, thông tin về phương án sản xuất của hộ nông dân.

- Trong những năm qua, chi nhánh đã tiến hành đào tạo lại nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách còn thấp nên chưa đạt yêu cầu thẩm định. Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về số lượng và kinh nghiệm. Trình độ của CBTĐ còn hạn chế với những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác nhau nên có nhiều nội dung thẩm định một số cán bộ tiếp cận và xem xét chưa đầy đủ theo yêu cầu thẩm định.

- Sự tha hóa và biến chất của một số CBTĐ, họ vì mục đích cá nhân và làm sai lệch kết quả thẩm định dẫn đến kết quả thẩm định thiếu chính xác và tiềm ẩn rủi ro cho chi nhánh.

- Một số hộ nông dân thiếu năng lực sản xuất, chưa có kỹ năng lập kế hoạch sản xuất dẫn đến sai lệch trong hồ sơ vay vốn, cung cấp những thông tin không chính xác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định. Ngoài ra, số liệu về các khoản chi phí, doanh thu, lợi nhuận đều do hộ nông dân cung cấp. Trong khi, tùy từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà phương án đưa ra là khác nhau, đây là một khó khăn đối với CBTD trong việc kiểm tra độ chính xác, tin cậy của số liệu.

* Nguyên nhân khách quan

- Sản xuất nông nghiệp đa dạng về lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, trồng rừng chưa kể đặc điểm sinh học cây trồng, vật nuôi cũng đa dạng …Vì thế, CBTĐ phải phụ trách thẩm định nhiều lĩnh vực khác nhau nên chất lượng thẩm định không cao

- Địa bàn cho vay hộ nông dân rộng lớn, khó khăn trong việc đi lại và với số lượng lớn hồ sơ đăng ký dẫn đến việc thẩm định các phương án đăng ký vay vốn, đối tượng vay vốn của các xã, thị trấn thực hiện chưa đúng và đầy đủ, công tác thẩm định của cán bộ tín dụng còn chậm ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất của các hộ nông dân.

- Hệ thống văn bản pháp lý nhà nước còn yếu kém. Khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào chính sách, chế độ của nhà nước qua các văn bản. Mặc dù nhà nước đã có những nghị định, chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển NNNT nhưng còn mang tính lý thuyết, chưa áp dụng được, còn có những sai sót, chưa đồng bộ và hay thay đổi có ảnh hưởng không nhỏđến công tác TĐ.

- Môi trường kinh tế xã hội thường xuyên biến động. Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thường xuyên biến động. Kinh tế thế giới suy thoái, trong đó có Việt Nam. Chiến tranh, bạo động, khủng bố xảy ra khắp nơi. Trong nước, Trung Quốc quấy phá, kinh tế xuống dốc và hỗn loạn về giá cả, thị trường, xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, giá cả nguyên liệu đầu vào, sản phẩn đầu ra biến động. Môi trường kinh tế xã hội biến động cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng công tác thẩm định

- Ngoài ra, các kênh cung cấp thông tin như CIC và các cơ quan ban ngành nhà nước để phục vụ công tác thẩm định còn nhiều hạn chế:

+ Về CIC: cung cấp những thông tin chủ yếu về tài chính như dư nợ , lịch sử vay vốn, thông tin khách hàng thu thập được từ các NHTM. Tuy nhiên, các thông tin này thường lỗi thời, lạc hậu do chưa có chế tài, quy định đủ mạnh buộc các NHTM cung cấp thông tin đầy đủ, kip thời cho CIC. Ngoài ra, CIC còn thiếu các thông tin phi tài chính về khách hàng hộ nông dân.

+ Về các thông tin từ website của các cơ quan ban ngành nhà nước như Cục thống kê, Bộ kế hoạch đầu tư thường chứa các thông tin về quy mô định hướng phát triển ngành, số liệu bình quân ngành…thì thường rất khó tìm.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP HOÀN THIN CÔNG TÁC THM ĐỊNH TÍN DNG TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HN ĐỐI VI

H NÔNG DÂN TI AGRIBANK QUNG NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)