6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.1.1. Định hướng chung phát triển cho vay hộ nông dân
Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu và toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức trong giai đoạn khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, năm 2014 và những năm tiếp theo, Agribank CN tỉnh Quảng Nam xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò là NHTM hàng đầu, giữ vai trò chủ lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam, thực hiện nhiệm vụ KD góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, ổn định nền kinh tếđất nước. Để phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đất nước, căn cứ vào chỉ tiêu, tăng trưởng nguồn vốn và TD qua các năm và căn cứ định hướng KD theo chỉ đạo của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Agribank trong từng thời kỳ, mục tiêu định hướng hoạt động KD của Agribank CN tỉnh Quảng Nam như sau:
-Tiếp tục triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ: Cho vay theo Nghị định 41, Quyết định 63 và 65, cho vay các chương trình thu mua, chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi. Tiến hành sơ kết chương trình, rút kinh nghiệm thực tiễn, nhận diện khó khăn, vướng mắc để kiến nghị Agribank, NHNN chỉnh sửa, ban hành kịp thời cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp. Tổ chức đánh giá tình hình cho vay qua tổ, nhóm thông qua việc phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp. Đáp ứng phù hợp các nhu cầu TD tại các xã vùng nông thôn theo "Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020"
- Tăng cường quản lý chất lượng TD, hạn chế phát sinh nợ xấu mới, đồng thời tiếp tục thu hồi nợ xấu cũ. Tổ chức xây dựng phương án ngăn chặn phát sinh gia tăng, xử lý, giảm nợ xấu năm 2013 tại từng chi nhánh loại 3, tập trung đề ra biện pháp cụ thể tại các chi nhánh loại 3 có tỷ lệ nợ xấu cao trên 5%. Tiếp tục củng cố nhân sự Tổ thu hồi nợ xấu, nợ qua xử lý rủi ro do Giám đốc mỗi chi nhánh loại 3 làm tổ trưởng, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, thu hồi nợ qua xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng đến từng cán bộ, bộ phận liên quan. Gắn việc chi lương, thưởng, kể cả khoán và quyết toán công tác phí theo kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu đến từng cá nhân, tập thể.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện đề án “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam mở
rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Hội đồng thành viên, gắn với các nội dung triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đáp ứng nhu cầu vốn TD tại các xã vùng nông thôn theo "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020". Chú trọng cho vay những dự án khả thi tại 50 xã được chọn góp phần tiến đến hoàn thành chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Chỉ đạo những chi nhánh KD trên địa bàn thành phố, thị trấn, thị tứ nông thôn xem xét để giải quyết cho vay lĩnh vực tiêu dùng với số dư nợ hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường, tăng trưởng TD và có mức lãi suất thích hợp, hiệu quả.
- Tổ chức đánh giá tình hình cho vay hộ nông dân qua tổ, nhóm thông qua việc phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp. Đáp ứng phù hợp các nhu cầu TD tại các xã vùng nông thôn theo "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020".
nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực NNNT đạt trên 85%/tổng dư nợ.
- Tăng tỷ trọng cho vay nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn của hộ nông dân, đẩy mạnh cho vay hộ nông dân thông qua các doanh nghiệp bao tiêu, cung ứng nguyên liệu đầu vào.
- Nguồn vốn tăng từ 10%-11%; dư nợ tăng 10%-11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt trên 85%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 4%; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Agribank Việt Nam.