Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thẩm định tín dụng trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 38 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thẩm định tín dụng trong

trong cho vay trung và dài hn đối vi h nông dân

a. S lượng h sơ đề ngh vay vn TDH ca h nông dân được thm

định và cho vay qua các năm.

Tốc độ tăng trưởng số dự án trung, dài hạn hộ nông dân được thẩm định và cho vay qua các năm tăng cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay đang ở trong tình trạng tốt. Điều này cho thấy NH có uy tín trong việc cấp tín dụng, NH không phạm phải hai sai lầm là “cho vay đối với dự án xấu và không cho vay đối với dự án tốt”. Đội ngũ khách hàng đông đảo, làm ăn uy tín là một dấu hiệu tốt của công tác cho vay mà trong đó có sự đóng góp rất lớn của công tác thẩm định tín dụng.

b. T l s lượng h sơ đề ngh vay vn TDH được NH thm định và cho vay trên tng s lượng h sơđề ngh vay vn TDH ca h nông dân.

Tỷ lệ này phản ánh chất lượng việc lựa chọn và thu thập thông tin ban đầu đối với dự án và khách hàng vay vốn. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng phản ánh chất lượng đánh giá, tính toán và phân tích hồ sơ vay vốn của khách hàng có hiệu quả, lựa chọn khách hàng tốt và loại bỏ khách hàng xấu.

c. Chi phí và thi gian thm định

Chi phí và thời gian thẩm định giảm chứng tỏ công tác thẩm định được bố trí hợp lý, quy trình khoa học, tạo điều kiện cho hộ vay vốn được giải ngân vốn kịp thời phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, không xem đây là chỉ tiêu cần đạt được với từng phương án riêng biệt, có khi cần phải tăng chi phí và kéo dài thời gian thẩm định để nâng cao chất lượng thẩm định. Thời gian thẩm định ngắn thể hiện hiệu quả trong thực hiện công việc nhưng nếu thời gian quá ngắn chưa hẵn là điều tốt vì có thể NH đã bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng có khả năng dẫn đến rủi ro vỡ nợ của khách hàng; còn nếu thời gian thẩm định quá dài chưa hẵn là NH đã thẩm định đầy đủ và toàn diện mà có thể bỏ lỡ cơ hội tài trợ vốn cho khách hàng và

giúp NH có thêm nguồn thu. Chính vì vậy, công tác thẩm định tín dụng phải được tiến hành theo đúng quy trình, tổ chức và đảm bảo về mặt thời gian.

d. T l các phương án/d án kinh doanh có hiu qu

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng, tỷ lệ các hộ nông dân thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả /kém hiệu quả trong các phương án/ dự án thẩm định đạt yêu cầu và đồng ý cho vay. Số lượng hộ nông dân hoạt động sản xuất đạt hiệu quả càng cao, chất lượng thẩm định càng cao, công tác thẩm định ngày càng hoàn thiện.

e. N quá hn và t l phương án/ d án không thu hi được nợđúng hn

Nợ quá hạn là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng của NH, nó phản ánh những rủi ro mà NH phải đối mặt. Nếu một NH có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì điều này chứng tỏ công tác thẩm định của NH chưa chính xác, đặc biệt là thẩm định nội dung về khả năng trả nợ của hộ hay dự án.

f. N xu và t l n xu trung, dài hn ca h nông dân.

Nợ xấu là khoản nợ được xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu. Đối với các NH, nợ xấu là khoản nợ cho các hộ vay và không thu hồi lại được. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu xuất hiện do nhiều nguyên nhân như tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, nền kinh tế đến hoạt động sản xuất của hộ ND, công tác đôn đốc thu hồi nợ của NH...trong đó, chủ yếu là công tác thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế: thẩm định sai dòng tiền và các nguồn thu của dự án, xác định chưa chính xác các chỉ tiêu hiệu quả dự án, trong quá trình giải ngân và theo dõi dòng tiền chưa chặt chẽ dẫn đến rủi ro mất vốn. Chỉ tiêu này thể hiện gián tiếp sự hoàn thiện của công tác thẩm đinh tín dụng. Công tác thẩm định ngày càng cao thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm.

g. Mc độ chính xác ca kết qu thm định

Tiêu chí này đánh giá trực tiếp mức độ hoàn thiện và chất lượng của công tác thẩm định tín dụng. Điều đầu tiên, nó thể hiện tính chính xác của kết

quả thẩm định, từ đó làm căn cứ để ra quyết định cho vay. Tính chính xác ở đây thể hiện việc NH lựa chọn một khách hàng tốt để cho vay và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.

1.2.5. Các nhân tốảnh hưởng đến công tác thm định tín dng trong cho vay trung và dài hn đối vi h nông dân

a. Nhân t thuc v ngân hàng

Th nht, Trình độ, năng lực, ý thức thẩm định và đạo đức của CBTĐ cho vay. Công tác thẩm định tín dụng phụ thuộc rất lớn vào người thẩm định. Vì CBTĐ là người trực tiếp thu thập, khai thác và xử lý thông tin của khách hàng để từ đó phân tích, đánh giá khách hàng vay vốn và PASXKD/DAĐT. Sau đó, CBTĐ báo cáo với lãnh đạo để ra quyết định cấp tín dụng. Nếu CBTĐ không có năng lực và ý thức thẩm định thì sẽ thẩm định không chính xác dẫn đến quyết định cấp tín dụng sai lầm và rủi ro xảy ra cho NH là điều không tránh khỏi. Một CBTĐ có năng lực và ý thức nhưng đạo đức không tốt, thẩm định qua loa, che dấu thông tin rủi ro, “đổi trắng thay đăng” nhằm trục lợi cũng làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng.

Th hai, Trình độ tổ chức quản lý của NH, phòng tín dụng và công tác kiểm soát nội bộ. Việc thẩm định tín dụng gồm nhiều hoạt động có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, nó cần được tổ chức hợp lý về mặt cơ cấu và nhân sự. Nếu không có sự phân công công việc và trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các thành viên sẽ dẫn đến công việc chồng chéo, tăng thời gian, chi phí và làm giảm tính linh động, sáng tạo của CBTĐ. Mặt khác nó còn xảy ra hiện tượng trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các CBTD, CBTĐ với nhau. Ngoài ra, công tác kiểm soát nội bộ NH cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tcas thẩm định. Công tác kiểm soát nội bộ thiếu chặt chẽ, ít thường xuyên và chưa được chú trọng, nhiều khi kiểm soát qua loa, đối phó... cũng dẫn đến rủi ro đạo đức CBTĐ cho NH.

Th ba, Phương pháp và chỉ tiêu thẩm định. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định cũng rất quan trọng. Đó là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thông tin một cách khoa học, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho CBTĐ phân tích, tính toán phương án/ dự án nhanh chóng, chính xác, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai để hạn chế rủi ro. Mỗi phương án/ dự án có những đặc thù riêng nhất định, không phải bất cứ phương án/ dự án nào cũng áp dụng như nhau các phương pháp và chỉ tiêu thẩm định. Việc lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu nào sẽ nâng cao chất lượng thẩm định và ngược lại dẫn đến rủi ro cho NH.

Th tư, nguồn thông tin NH khai thác và sử dụng trong công tác thẩm định tín dụng. Thông tin chính là nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình tác nghiệp của CBTĐ. Do đó, số lượng cũng như chất lượng, tính kịp thời và mức độ tin cậy có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Nếu thông tin không có chất lượng thì mọi công đoạn thẩm định từđầu đến cuối đều không có ý nghĩa. Nguồn thông tin được thu thập có chất lượng sẽ tăng hiệu quả công tác thẩm định.

Th năm, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ thẩm định. Công nghệ thông tin trong ngân hàng sẽ tăng khả năng thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn, giúp cho công tác TĐTD. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên dùng cho công tác thuận tiện hơn. Các CBTĐ có thể truy cập và xử lý một lượng thông tin lớn mà vẫn tiết kiệm được thời gian thẩm định. Ngoài ra, điều kiện là việc và cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định. NH biết cách đầu tư cho máy móc, thiết bị, ứng dụng các phần mềm chuẩn, quy trình chặt chẽ thì công tác thẩm định sẽđạt hiệu quả cao hơn.

Th sáu, chế độ khen thưởng, kỷ luật và xử phạt được cụ thể hóa sẽ góp phần làm cho ý thức, trách nhiệm công việc của CBTĐ được nâng cao, hạn chế được tiêu cực trong thẩm định, khi đó, công tác thẩm định sẽ hoàn thiện hơn.

b. Nhân t thuc v h nông dân

Ngoài những nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến công tác thẩm định, các nhân tố thuộc về hộ nông dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định tín dụng TDH hộ nông dân. Những nhân tố này bắt nguồn từ việc hộ nông dân sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả; không có thiện chí trả nợ; đầu tư nhiều lĩnh vực, dàn trải vượt quá khả năng quản lý; hộ vay vốn tại nhiều TCTD nên khó theo dõi được dòng tiền và dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán dây chuyển; quản lý vốn vay không hợp lý dẫn đến mất khả năng thanh khoản; tình hình tài chính yếu kém, thiếu sự minh bạch; quy mô tài sản, nguồn vốn bé nhỏ; sổ sách không rõ ràng, chính xác...

c. Nhân t khác

Th nht, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của nhà nước. Đây có thể coi là hành lang pháp lý quan trọng, định hướng cho sự tồn tại và phát triển NNNT. Một hệ thống pháp lý đồng bộ, ổn định, phù hợp với hiện tại và xu thế; các chính sách khuyến khích, ưu đãi sản xuất NNNT sẽ giúp người nông dân yên tâm sản xuất hiệu quả, phát triển, giảm nợ xấu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác thẩm định cũng được thực hiện rõ ràng, nhanh chóng, không vướng phải những vấn đề pháp lý.

Th hai, Sự biến động xấu của môi trường tự nhiên. Kết quả hoạt động sản xuất của nông hộ phụ thuộc điều kiện tự nhiên như bão, lũ lụt, dịch bệnh, sâu hại...Sự biến động này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ, làm sai lệch công tác thẩm định.

Th ba, sự thay đổi bất thường của thị trường thế giới và thị trường trong nước ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc mất khả năng trả nợ của nông hộ vay vốn. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác đánh giá thị trường, dự báo doanh thu, lợi nhuận và những rủi ro liên quan.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)