Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 56 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dà

và dài hn đối vi h nông dân ti Agribank Qung Nam

a. Quy trình thm định tín dng trong cho vay TDH đối vi h nông dân

Thẩm định tín dụng là một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Không chỉ những dự án đầu tư có quy mô lớn và thời gian dài mà ngay cả những món vay nhỏ thì cán bộ thẩm định cũng cần thẩm định

trước khi cho vay để đảm bảo món vay đó an toàn. Agribank Quảng Nam là một chi nhánh rất coi trọng khâu thẩm định trước khi cho vay, luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của NHNo Việt Nam.

( Ngun: Phòng tín dng Agribank Qung Nam)

Sơđồ 2.2: Quy trình thm định tín dng trong cho vay TDH h nông dân ti Agribank Qung Nam Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn Tiếp nhận và thẩm định sơ bộ hồ sơ vay vốn Yêu cầu bổ sung (nếu thiếu) Thẩm định chi tiết: - Phân tích ngành - Thẩm định hộ nông dân - Thẩm định phương án/ dự án - Thẩm định BĐTD Lập báo cáo thẩm định

Trưởng phòng kinh doanh xem xét, đánh giá, cho ý kiến.

Giám đốc phê duyệt, ra quyết định cho vay

Din gii quy trình:

* Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dn h nông dân về điu kin và h sơ vay vn. - Hồ sơ pháp lý. - Hồ sơ vay vốn. - Hồ sơ tài sản đảm bảo * Bước 2: Khách hàng np h sơ vay vn. * Bước 3: Tiếp nhn và thm định b h sơ vay vn.

Khi nhận được hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay vốn, CBTD kiểm tra, rà soát hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, CBTD hướng dẫn khách hàng bổ sung những hồ sơ, tài liệu liên quan còn thiếu. Nếu hồ sơ đầy đủ, CBTD vào sổ theo dõi và tiến hành thẩm định tính xác thực, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo bộ phận tín dụng.

* Bước 4: Thm định chi tiết: Nhận được bộ hồ sơ vay vốn, lãnh đạo phòng tín dụng cử cán bộ trực tiếp tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, trong báo cáo thẩm định phải đánh giá, phân tích rõ việc đáp ứng các điều kiện vay vốn, hộ nông dân vay vốn, hiệu quả dự án, mức độ rủi ro đảm bảo tín dụng và đề xuất cho vay hay không cho vay trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về ý kiến của mình.

* Bước 5: Lp báo cáo thm định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTĐ phải lập Báo cáo thẩm định cho vay. Đây là tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của hộ cũng như các ý kiến đề xuất đối với đề nghị của hộ. Với Agribank Chi nhánh Quảng Nam, trình tự đưa ý kiến sẽ là cán bộ lập Báo cáo thẩm

định, Trưởng phòng tín dụng và người ra quyết định cuối cùng là Giám đốc Chi nhánh.

Tùy theo từng phương án/ dự án cụ thể, cán bộ thẩm định chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của hộ vay vốn đểđưa vào Báo cáo thẩm định.

* Bước 6: Trưởng phòng tín dng xem xét, đánh giá, cho ý kiến: Căn cứ mức phán quyết tín dụng, trưởng phòng tín dụng dựa trên Báo cáo thẩm định và các ý kiến đề xuất của các bộ phận liên quan (Tín dụng, Kế hoạch, Rủi ro…) để ra quyết định cho vay hoặc tái thẩm định nếu thấy có rủi ro.

Tái thm định khon vay: Việc tái thẩm định cần phải được tiến hành độc lập mà không có sự trợ giúp từ CBTĐ. Cán bộ tái thẩm định phải thực hiện hầu như toàn bộ công việc của CBTĐ.Cán bộ tái thẩm định sẽ căn cứ vào những thông tin đã có trong hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định của CBTĐ đối chiếu với thực tế tại hộ nông dân để khẳng định độ chuẩn mực, trung thực của người vay cũng như CBTĐ khi cung cấp thông tin. Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến các quyết định khác nhau đều phải trình lên giám đốc ngân hàng cho vay.

* Bước 7: Giám đốc phê duyt, ra quyết định cho vay. Sau khi Báo cáo thẩm định được Giám đốc chi nhánh nơi cho vay phê duyệt, bộ phận tín dụng hoàn tất các thủ tục còn lại: thông báo cho vay hoặc không cho vay, ký hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi giải ngân, thu nợ…

Quy trình thẩm định tín dụng tại Agibank Quảng Nam được tổ chức chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra, giám sát, tái thẩm định khoản vay. Nội dung các bước trong quy trình được hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ cách thức thực hiện thẩm định và những vấn đề cần thẩm định. Tuy nhiên, quy trình vẫn còn một số hạn chế nhỏ như chưa thể hiện phân công công việc, trách nhiệm thẩm định cụ thể cho từng cán bộ tín dụng. Ngoài ra, chi nhánh

vẫn còn căn cứ trên quy trình thẩm định hộ gia đình, cá nhân để thẩm định TDH hộ nông dân mà chưa có quy trình thẩm định riêng cho khoản vay TDH của hộ nông dân.

b. T chc thm định

Phòng tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ của hộ vay vốn, xem xét hồ sơ xin vay xem có hợp lệ, đúng pháp luật và yêu cầu hay không. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện về pháp lý thì yêu cầu hộ vay vốn phải bổ sung. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ tiếp nhận và phân công cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định. Đặc biệt, NH cũng phân công cán bộ chuyên môn trong từng lĩnh vực để thẩm định nhưng do số lượng cán bộ thẩm định tại chi nhánh còn ít trong khi lĩnh vực vay vốn của hộ nông dân lại đa dạng và phong phú nên vẫn chưa thực hiện tốt công tác này... Ngoài ra, trong quá trình thẩm định, một cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm rất nhiều công việc cùng một lúc như tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận và xử lý hồ sơ vay vốn, thẩm định, đôn đốc khách hàng trả nợ…dẫn đến quá tải, năng suất làm việc giảm, kết quả công việc dễ dẫn đến sai sót.

CBTD được phân công sẽ chuyển hồ sơ sang phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, kiểm tra, xác nhận nguồn vốn cho vay. Khi phòng nguồn vốn kế hoạch xác nhận còn đủ vốn để cho vay thì sẽ chuyển lại cho CBTD.

Trên cơ sở các quy định của Ngân hàng, CBTD sẽ thu thập thông tin có liên quan đến thẩm định, và hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc thẩm định và tiến hành thẩm định: 1) Kiểm tra tính chính xác thông tin. 2) Phân tích, thẩm định hộ vay vốn và dự án/phương án. 3) Lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định. 4) Đề xuất cho vay hoặc không cho vay

Sau khi thẩm định, CBTD lập báo cáo thẩm định theo quy định, trong báo cáo phải nêu rõ có cho vay hay không cho vay, lý do cụ thể để trình trưởng phòng thẩm định xem xét. CBTD chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay/không cho vay lên lãnh đạo Phòng tín dụng.

Lãnh đạo phòng tín dụng: Phó phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm soát, xem xét tờ trình của CBTĐ, nếu thấy thiếu, hoặc không phù hợp thì phải yêu cầu cán bộ thẩm định bổ sung. Khi hồ sơ đầy đủ với yêu cầu, và nếu chấp nhận cho vay sẽ ký vào bản kết quả thẩm định, trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát tiếp theo và báo cáo đề nghị cấp cao hơn phê duyệt cấp tín dụng cho hộ vay vốn. Nếu không chấp nhận cho vay thì sẽ trả lời hộ nông dân. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của CBTĐ, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/ không cho vay để trình giám đốc hoặc người ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định.

Công tác tổ chức TĐTD hộ nông dân tại chi nhánh được thực hiện một cách rõ ràng, khép kín. Cách thức phân công thẩm định khoa học và logic, đã phân quyền, phân nhiệm trong quá trình thẩm định. Tuy nhiên, tại Chi nhánh hiện nay vẫn chưa có bộ phận/ tổ thẩm định riêng, công việc thẩm định vẫn do cán bộ tín dụng của phòng tín dụng thực hiện trừ những khoản cấp tín dụng vượt quyền mới do phòng thẩm định thực hiện thẩm định. Chưa tận dụng được thông tin từ các phòng ban khác.

c. Ni dung thm định tín dng trung, dài hn h nông dân.

Căn cứ hồ sơ vay vốn do hộ nông dân cung cấp, kết quả điều tra, thu thập các thông tin cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định cho vay với các nội dung như sau:

c1. Thm định tư cách ca h nông dân vay vn

* Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn

Chủ hộ là người đại diện để giao dịch với ngân hàng, là người chịu trách nhiệm chính trong việc vay vốn nên việc xem xét tư cách của người chủ hộ hoặc người được uỷ quyền vay là người có đủ hành vi dân sự và năng lực dân sự không. Ngoài ra, việc phân biệt trách nhiệm trong hợp đồng tín dụng do chủ hộ tham gia với tư cách là đại diện của hộ nông dân xác lập hay do chủ hộ

tham gia với tư cách là cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ vay vốn với ngân hàng. Tuy nhiên, rất khó để phân định rạch ròi trách nhiệm của chủ hộ với tư cách là cá nhân hay trách nhiệm của HND do chủ hộ xác lập nhân danh HND. Ngoài ra, chi nhánh vẫn chưa coi trọng công tác này. Điều này dẫn đến những khó khăn cho chi nhánh trong việc thu hồi nợ.

- Thẩm định hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu, các mối quan hệ gia đình).

- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay hoặc người đại diện (bệnh tật, lý lịch nhân thân...)

* Thẩm định uy tín, năng lực điều hành và quản lý sản xuất của chủ hộ/ban quản lý tổ hợp tác. Ngoài việc xem xét về năng lực pháp lý và dân sự của chủ hộ thì ngân hàng cần xem xét uy tín của chủ hộ, trong thực tế yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của hộ vay. Uy tín của chủ hộ được thể hiện trong cuộc sống, lao động sản xuất, về năng lực điều hành, về quản lý kinh doanh, về quản lý tài chính, về chi tiêu, về sinh hoạt, về giáo dục con cái, các mối quan hệ hàng xóm láng giềng, dòng họ… các thông tin này được thu thập tại địa phương và nơi cư trú cũng như phỏng vấn trực tiếp chủ hộ… Nếu cho vay qua tổ hợp tác vay vốn thì ngân hàng cũng cần phải đánh giá tư cách tổ trưởng, tổ trưởng phải có tín nhiệm từ hai phía: ngân hàng và các thành viên trong tổ vay vốn. Các nội dung cần đánh giá:

+ Thông tin về cá nhân, chủ hộ/ban quản lý tổ hợp tác + Trình độ chuyên môn

+ Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý của chủ hộ/ban quản lý hợp tác. Điều này thể hiện qua các tiêu chí: doanh thu gia tăng, lợi nhuận được cải thiện, mức độ giảm chi phí, mức thu nhập gia tăng,

+ Khả năng nắm bắt thị trường

hợp tác lẫn nhau.

Về thẩm định tư cách của chủ hộ, thực tế Agribank Chi nhánh Quảng Nam mới chỉ tập trung vào thẩm định tư cách pháp lý của chủ hộ thông qua việc kiểm tra đầy đủ bộ hồ sơ pháp lý chủ hộ cung cấp. Trong khi nhiều nội dung cũng khá quan trọng vẫn chưa được chú trọng, chỉ thẩm định qua loa như:

- Năng lực quản lý sản xuất của chủ hộ: kinh nghiệm, trình độ…

- Nguồn thông tin, khả năng phân tích của CBTD về tình hình hoạt động sản xuất hiện tại của hộ còn hạn chế, do đó, CBTD cũng chưa chú trọng đến việc phân tích lĩnh vực sản xuất của hộ có phù hợp với xu thế hiện tại và tương lai, khả năng phát triển thị trường và khả năng cạnh tranh.

c2. Thm định mc đích vay vn

Ngân hàng cần phải biết mục đích vay vốn của hộ có phù hợp với những quy định của Nhà nước về phát triển kinh tế tại địa phương, cũng như các quy định về môi trường, an toàn sinh thái. Đối với hộ làm kinh tế trang trại hoặc có quy mô sản xuất lớn, cán bộ tín dụng phải dự đoán, đánh giá xu hướng phát triển…Để từ đó có các biện pháp tín dụng cho phù hợp, để vừa tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả vừa quản lý tốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng. Cụ thể:

- Ngân hàng cần xem xét tính hợp pháp của mục đích vay vốn và có phù hợp với lĩnh vực sản xuất đã đăng ký, có đảm bảo đúng quy định của pháp luật không?

- Đối tượng vay vốn phải được thể hiện cụ thể, chi tiết về số lượng, giá trị (chi phí mua sắm...) trên giấy đề nghị vay vốn hoặc dự án đầu tư.

- Đối với các khoản vay vốn bằng ngoại tệ: mục đích vay vốn phải đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.

c3. Thm định năng lc tài chính ca h vay vn

CBTD cần áp dụng phương pháp kiểm tra, thẩm định: so sánh, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu giữa các thời kỳ; so sánh sổ sách ghi chép với thực tiễn; điều tra khảo sát từ các cơ quan chức năng, các nguồn thông tin khác đểđánh giá tình hình tài chính của hộ.

Về phương diện tài chính: chủ yếu thẩm định theo 2 hướng: thẩm định nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ của hộ.

* Thẩm định nhu cầu vay vốn hợp lý: khi thẩm định nhu cầu vay vốn, NH chủ yếu dựa vào phương pháp định mức cho vay, tức là số tiền vay được xác định trên đơn vị diện tích đất canh tác hoặc đầu gia súc. Việc làm này có ý nghĩa như:

- Làm căn cứ để tính toán số tiền cho vay cụ thể, phụ thuộc vào tính ngành nghề và đặc thù của mỗi vùng.

- Chuẩn hóa số tiền vay cũng như thời gian vay vốn, tạo tiền đề tốt cho công tác thẩm định cũng như giám sát khoản vay sau này khi có một lượng lớn các giao dịch phải thực hiện cùng lúc trong một thời gian ngắn.

- Định hướng cho công tác nguồn vốn ở địa bàn về chi phí cũng như thời hạn.

- Hướng cho hộ nông dân làm ăn có tính toán, tiết kiệm chi phí và thực hiện kỹ thuật mới trong sản xuất để thực hiện được thời hạn vay vốn.

Thực tế, chi nhánh thường căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm để quyết định số tiền cho vay (vì đa số hộ nông dân vay vốn đều phải có đảm bảo, trường hợp không đảm bảo thì phải nộp kèm theo hồ sơ vay vốn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mà không coi trọng công tác thẩm định nhu cầu vốn thực tế của hộ. Điều này dẫn đến số tiền cho vay không đủ đáp ứng nhu cầu vốn thực tế hộ cần, gây thiếu vốn hoặc số tiền cho vay nhiều hơn nhu cầu thực tế của hộ gây lãng phí vốn, giảm khả năng thu hồi vốn của NH.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh quảng nam (Trang 56 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)