6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.3.1. Đối với chính phủ, bộ, ngành
- Cần tạo lập môi trường pháp lý ổn định trong lâu dài, đặc biệt các quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Bên các nghị định, nghị quyết, chính phủ cũng cần có văn bản hướng dẫn rõ ràng việc thực hiện các nghi định nghị quyết nhằm tránh nhầm lẫn, hiểu sai…
- Nhà nước cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng thời hỗ trợ vốn tín dụng cho NNNT.
- Có cơ chế xử lý tài sản đối với hộ nông dân vay vốn không có đảm bảo tài sản nhưng chai lỳ, cố tình không trả nợ ngân hàng.
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước (NHNN)
- NHNN cần xây dựng khung pháp lý ổn định về quyền sở hữu, sử dụng nhà đất; giấy tờ chủ quyền nhà đất được xác định rõ ràng; hoàn tất công việc làm giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất, nhà cửa cho nông dân tạo cơ sở
pháp lý cho tài sản bảo đảm để giúp hộ nông dân có cơ hội thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vay vốn của hộ.
- Các quy định về thủ tục công chức thế chấp nhà và giao dịch bảo đảm cần chặt chẽ hơn theo hướng đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng.
- Xây dựng một quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam và những thông lệ quốc tế cho toàn hệ thống ngân hàng.
3.3.3. Đối với Agribank Việt Nam
- Trước tiên, Agribank Việt Nam cần nghiên cứu và nhanh chóng hoàn thiện nội dung quy trình tín dụng trong cho vay đối với hộ nông dân, thiết lập quy trình thẩm định cụ thể trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân. Quy trình tín dụng, thẩm định tín dụng phải được hoàn thiện trên cơ sở phát triển nghiệp vụ theo mục tiêu, đồng thời xác định rõ ràng công việc và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quy trình thẩm định tín dụng.
- Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống IPCAS để cập nhật kịp thời, tổng hợp và lưu trữ thông tin liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm bổ trợ thêm cho việc thu thập và xử lý thông tin của chi nhánh. Xây dựng mối quan hệ mua bán, trao đổi thông tin giữa NHNo&PTNT và NHNN, các tổ chức tín dụng khác và các ban ngành.
- Thứ ba, cần tăng cường các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định về kiến thức pháp luật, kỹ thuật thẩm định…
- Thứ tư, tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm kích thích tính sáng tạo, khả năng học hỏi giữa các chi nhánh và đơn vị trực thuộc. Hằng năm nên có những cuốn sổ tay lưu hành nội bộ về những bài học kinh nghiệm trong công tác thẩm định tín dụng hộ nông dân để giúp các chi nhánh không dẫm đạp lên những sai sót trùng lắp không đáng có.
KẾT LUẬN
Có thể nói, thẩm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình cho vay của ngân hàng. Thẩm định tín dụng sẽ thay thế những cảm nhận chủ quan của ngân hàng về khách hàng và phương án vay vốn bằng những chứng cứ và lý lẽ khoa học dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Thẩm định tín dụng giúp ngân hàng tránh được hai loại sai lầm: cấp tín dụng cho khách hàng xấu và từ chối cấp tín dụng cho khách hàng tốt. Hiện nay, công tác thẩm định tín dụng tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Quảng Nam nói riêng đang là mối quan tâm hơn bao giờ hết, bởi chất lượng thẩm định đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình trạng không tuân thủ đúng quy trình thẩm định cho vay cũng như hàng loạt các rủi ro khác mà chất lượng thẩm định tín dụng là nguyên nhân sâu xa.
Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng là vấn đề quan trọng trong việc thực hiện mở rộng quy mô tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Bên cạnh sự nỗ lực hoàn thiện của bản thân chi nhánh thì cần có sự hỗ trợ của NHNo$PTNT Việt Nam, các cơ quan ban ngành chính phủ và NHNN.Đề tài đã có những đóng góp chủ yếu sau:
-Hệ thống hóa về mặt lý luận về hoạt động cho vay trung dài hạn hộ nông dân tại NHTM và các vấn đề thẩm định tín dụng trung dài hạn hộ nông dân. Trong luận văn, tác giả đã trình bày rủi ro tín dụng đối với cho vay hộ nông dân và xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thẩm định tín dụng trung dài hạn hộ nông dân. Xác định các nhân tốảnh hưởng đến công tác này.
-Dựa trên việc tiếp cận và tìm hiểu thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Agribank chi nhánh Quảng Nam và căn cứ trên các chỉ tiêu đã xây dựng trong chương 1, tác giả đã tiến hành đánh giá quy trình thẩm định, nội dung thẩm định, công tác tổ chức thẩm định, phương pháp thẩm định và kết quả công tác thẩm định tín dụng trung và dài hạn hộ nông dân tại Agribank chi nhánh Quảng Nam. Từ đó, nêu lên những mặt đạt được và hạn chế trong công tác đó và nguyên nhân của những hạn chế đó.
-Trên cơ sở thực trạng và những đánh giá nêu ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với hộ nông dân tại Agribank chi nhánh Quảng Nam, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội.
[2] Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).
[3] PGS. TS. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
[4] Chỉ thị 202/CT (1991) của Hội đồng bộ trưởng, về “việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến hộ sản xuất”.
[5] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.
[6] Phan Thị Hoài Dung (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại NHTM cổ phần Á Châu, chi nhánh Đà Nẵng,
luận văn thạc sĩ QTKD, Đại học Đà Nẵng.
[7] Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Nguyễn Thị Hướng (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hải Châu, luận văn thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.
[9] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Hướng dẫn thực hành tín dụng và Thẩm
định tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội. [10] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê,
TP. Hồ Chí Minh.
[11] Nguyễn Văn Lê (2004), Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ
vùng duyên hải miền Trung của NHNo&PTNT Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.
[12] Lê Minh (2014), “Thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại - kinh nghiệm từ Techcombank”, Tạp chí tài chính (số 3.2014)
[13] Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Văn bản 499A/TDNT về “Biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn”.
[14] Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (2010), Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo “Về việc ban hành quy định về quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
[15] Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (2010), Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHO “Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
[16] Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (2010), Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo “Về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
[17] Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.
[18] Nghị định 41/CP (2010), “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.”
[19] Phạm Anh Ngọc (2008), Phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên.
[20] Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội.
[22] Huỳnh Thị Thu Sinh (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NH Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ QTKD, Đại học Đà Nẵng. [23] Nguyễn Phi Sơn (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay theo
DAĐT tại NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Kon Tum, luận văn thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.
[24] Võ Đình Tiên (2010), Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Daklak, Luận văn thạc sỹ QTKD, Đại học Đà Nẵng.
[25] TS. Hồ Hữu Tiến (2003), Bài giảng Phân tích tín dụng và cho vay, Trường ĐH Kinh Tế Đà Nẵng.
[26] PGS.TS. Lê Văn Tề (2009), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh.
[27] Ths. Lê Trung Thành (2002), Giáo trình nghiệp vụ NHTM, Trường Đại học Đà Lạt, trang 118.
[28] Vũ Đình Thắng (2006), Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[29] Nguyễn Thị Kim Trang (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Vietinbank Bình Định, luận văn thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.
[30] Đoàn Tranh (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Đà Nẵng.
[31] www.snnptnt.quangnam.gov.vn: cổng thông tin điện tử No&PTNT Quảng Nam
[32] www.chinhphu.vn
PHỤ LỤC SỐ 1
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
PGD: HUYỆN ĐÔNG GIANG QUẢNG NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Đông Giang, ngày …. tháng … năm 2014
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH
Căn cứ vào hồ sơ xin vay vốn của hộ ông: Zơ Râm Báo - Bà A Ting Tươi Ông: Zơ Râm Báo
CMND số: 205155070 Ngày cấp: 02/4/2001 Nơi cấp: CA Quảng Nam Hiện cư trú tại: Thôn Prao TT Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam Tôi là Đỗ Thị Nguyên cán bộ tín dụng của PGD Agribank huyện Đông Giang Quảng Nam đã thẩm định việc xin vay vốn của hộ vay: Zơ Râm Báo - Bà A Ting Tươi; kết quả như sau:
1. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
Khách hàng vay và các thành viên trong gia đình tại thời điểm vay vốn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự.
Nhân thân người đại diện tốt
2. Về phương diện kỹ thuật:
Hộ vay có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chăn nuôi bò, hiện tại gia đình đang có 4 con bò trong giai đoạn sinh sản.
3. Về phương diện thị trường:
Mua giống bò tại huyện lân cận với số lượng 10 con bò. Bán bò thịt tại địa bàn huyện Đông Giang, Đại Lộc...
4. Về phương diện tài chính
Vốn tự có tham gia vào dự án đảm bảo theo quy định; dự án sản xuất kinh doanh khả thu, đảm bảo trả nợ vay đúng hạn, gia đình có nguồn thu nhập
5.000.000 đồng/tháng.
5. Về nguồn nhân lực: Gia đình có 02 công lao động thường xuyên, trong đó có 1 lao động chính và 1 lao động phụ.
6. Hiệu quả kinh tế của dự án
6.1.Chi phí mua bò
STT Loại chi phí Số lượng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền
1 Mua bò Giống 10 Con 15,000,000 150,000,000 2 Làm chuồng 2 Cái TC Chi phí mua bò và làm chuồng 165,000,000 7,500,000 15,000,000 165,000,000 Trong đó Vốn tự có 85,000,000 chiếm 52% Vốn vay 80,000,000 48% STT Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 1 Thức ăn Khô 15,000,000 20,000,000 25,000,000 2 Thức ăn hỗn hợp 10,000,000 12,000,000 15,000,000 3 Thuốc Phòng bệnh 500,000 500,000 500,000 4 Điện+ Nước 500,000 500,000 500,000 5 Phối giống 1,000,000 1,000,000 1,000,000 6 Nhân công 3,000,000 3,000,000 3,000,000 7 Lãi vay 9,600,000 6,600,000 3,600,000 8 Chi phí phân bổ con giống 18,750,000 18,750,000 18,750,000 9 Khấu hao chuồng 1,875,000 1,875,000 1,875,000 TC 60,225,000 64,225,000 69,225,000 - Số năm phân bổ con giống: 8 năm
- CP p/bổ con giống trong 01 năm(Tiền giống / Thời gian p.bổ): 18,750,000 - Số năm khấu hao chuồng trại: 8 năm
STT Loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 1 Chi phí mua bò 150,000,000 2 Làm chuồng 15,000,000 3 Chi phí phát sinh trong QT chăn nuôi 60,225,000 64,225,000 69,225,000 TC 225,225,000 64,225,000 69,225,000 Bán bò đã trưởng thành của gia đình để trả nợ phân kỳ
STT Thời gian bán Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Năm 1 2 7,000,000 14,000,000 2 Năm 2 2 7,000,000 14,000,000 STT Thời gian bán Tỷ lệ sinh sản dự kiên(%) Số lượng đàn bò ban đầu Số lượng
bò con Đơn giá
1 Năm 1 0% 10 2 Năm 2 60% 10 6.00 20,000,000 3 Năm 3 80% 10 8.00 20,000,000 Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng danh thu(A) 14,000,000 134,000,000 160,000,000 Tổng chi phí(B) 225,225,000 64,225,000 69,225,000 Lợi nhuận ròng(A-B) 0 69,775,000 90,775,000 7. Kế hoạch trả nợ Năm Tỉ lệ trích trả nợ Số tiền KH phải trích CPPB con giống Số tiền LNR trích trả nợ Năm 1 100%Khấu hao + 100% CPPB con giống + 31.25% Lợi nhuận từđàn bò hiện có 1,875,000 18,750,000 4,375,000
Năm 2 100%Khấu hao + 100% CPPB con giống + 6.27% Lợi nhuận từđàn bò vay vốn ngân hàng 1,875,000 18,750,000 4,375,000 Năm 3 100%Khấu hao + 100% CPPB con giống + 10.33% Lợi nhuận từđàn bò vay vốn ngân hàng 1,875,000 18,750,000 9,375,000 Thời gian vay: Số tiền cho vay TGCV= ---
( Khấu hao + CPPB con giống + LNR trích theo tỉ lệ )bình quân 1 năm 80.000.000 = --- 26.666.666 = 3năm = 36 tháng -Trả lãi: Hàng quý - Lịch trả nợ như sau: TG trả Số tiền trả (đồng) Năm 1 25.000.000 Năm 2 25.000.000 Năm 3 30.000.000 TC 80.000.000
8. Bảo đảm tiền vay: Cho vay có tài sản bảo đảm
Cho vay có bảo đảm tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất .
Giá trị quyền sử dụng đất số AB285849 do UBND huyện Đông Giang cấp ngày 24 tháng 11 năm 2005
* Giá trị QSD đất: 123.800.000 đồng
- Đất trồng cây lâu năm:: 380 m2 x 10.000 đồng/m2 = 3.800.000 đồng * Giá trị tài sản gắn liền trên đất: 100 m2 x 700.000 đồng/m2 = 70.000.000 đồng
Tổng giá trị TSBĐ: 193.800.000 đồng
Nhận xét:
- Địa điểm nơi có tài sản nằm trên mặt đường giao thông nên dễ dàng chuyển nhượng khi cần thiết.
- Tài sản bảo đảm tốt cho món vay.
9. Kế hoạch vay vốn:
- Nhu cầu vay: 165.000.000đ (Chi phí nuôi bò ) - Trong đó:
+ Vốn tự có: 85.000.000đ~(52%) + Vốn vay : 80.000.000đ ~(48%) - Thời hạn xin vay: 36 tháng - Phương thức trả gốc: 3 kỳ - Phương thức trả lãi: Hàng quý
Ý kiến của Cán bộ tín dụng
- Mức cho vay: 80.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám mươi triệu đồng ) - Phương thức cho vay: từng lần
- Lãi suất: 1.00%/ tháng (12 %/năm)
- Thời hạn:36 tháng. Ngày trả nợ cuối cùng 8/2017 - Phương thức trả gốc: 3 kỳ
- Phương thức trả lãi: Theo quý
CÁN BỘ THẨM ĐỊNH
Ý kiến của trưởng phòng tín dụng
Đề nghị giám đốc duyệt:
- Mức cho vay: 80.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám mươi triệu đồng ) - Phương thức cho vay: từng lần
- Lãi suất: 1.00%/ tháng (12 %/năm)